Thể chất yếu đuối vẫn sống lâu trăm tuổi
Tôn Tư Mạo là người đời Tùy Đường, Kinh Triệu, Hoa Nguyên (nay là Thiểm Tây, Điệu Huyện) là một nhà y dược học trứ danh. Thuở nhỏ, ông vốn thể chất yếu đuối, nhiều bệnh, vì vậy ông lập chí học y, làm một thầy thuốc cứu người.
Nhờ có lòng quyết tâm, ông có một y thuật rất cao minh. Ông đã viết cuốn "Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương" (phương thuốc sẵn để cứu nguy giá đáng ngàn vàng) gồm 30 quyển ội dung phong phú, ghi chép rất nhiều kinh nghiệm quí báu trong chữa bệnh.
Cuốn sách này được cọi như bộ bách khoa toàn thư sớm nhất về y học lâm sàng, ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của nền y học đời sau của Trung Quốc.
Sinh thời, ông được Tùy Văn đế phong chức Quốc tử Bác sĩ nhưng ông từ chối không nhận. Sau khi nhà Đường thành lập, Đường Thái tông phong chức cho ông. Về sau, Đường Cao tông lại phong ông làm Gián nghị Đại phu. Ông đều không nhận chức.
Ông mất năm 682, hưởng thọ 101 tuổi. Ngươi đời sau tôn xưng ông là "dược vương", đổi tên Ngũ Đài sơn, chỗ ở ẩn của ông là Dược Vương sơn.
Đồng thời, người đời sau cũng tạc tượng lập miếu trong núi thờ ông, dựng bia chép sự tích để kỷ niệm phẩm đức cao quí của ông và sự cống hiến của ông cho sự phát triển sự nghiệp y học của Trung Quốc.
6 bí kíp trường thọ của "dược vương"
Tôn Tư Mạo vì ban đầu sinh ra thể chất yếu đuối nên rất chú trọng sức khỏe. Để sống được đến 102 tuổi ông phải rèn luyện sức khỏe thường xuyên dựa theo những nguyên tắc mà tự ông sáng tạo ra. Dưới đây là 6 bí quyết mà Tôn Tư Mạo áp dụng.
- Xoa bụng: Chà hai tay vào nhau cho nóng lên, xoa vòng quanh rốn thuận chiều kim đồng hồ. Phạm vi xoa từ nhỏ đến rộng ra, thực hiện 36 lần.
Tác dụng: Làm tăng lưu lượng máu ở phần bụng, tăng cường khả năng co dãn của các cơ bên trong thành đường ruột và dạ dày.
Đồng thời xoa bụng còn giúp tăng cường chức năng của hệ thống limpha, thúc đẩy chức năng bài tiết đường tiêu hóa, từ đó tăng cường sự tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và đào thải cặn bã.
- Luyện tập co hậu môn: Khi hít vào, co các cơ ở hậu môn lại. Nín thở vài giây cho đến khi không chịu được nữa thì thở ra thả lỏng hậu môn. Mỗi ngày thực hiện động tác này vào buổi tối 20~30 lần.
Tác dụng: Đây là một kiểu vận động dưỡng sinh rất tốt cho sức khỏe, không những tăng cường thể chất, còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị đối với rất nhiều bệnh.
- Lắc đầu, xoay cổ: Đứng thẳng lưng, hai tay chống nạnh, nhắm mắt lại, cúi đầu xuống, chầm chậm quay sang phải, sau đó lại quay về vị trí ban đầu, thực hiện động tác này 6 lần. Tương tự, quay sang trái 6 lần.
Ngoài ra, có thể thực hiện động tác xoay cổ theo vòng tròn, rồi lại xoay ngược lại mỗi chiều 6 lần. Chú ý, thực hiện động tác chậm rãi.
Tác dụng: Giúp cho đầu óc linh hoạt, đề phòng bệnh về xương cổ.
- Xoay người: Hai chân đứng cách nhau một khoảng cách rộng bằng hai vai, thực hiện động tác xoay người, hai tay cũng đưa theo động tác xoay.
Khi người xoay sang trái, tay phải đưa về phía trước chạm nhẹ vào bụng dưới, tay trái đưa về phía sau chạm nhẹ vào huyệt Mệnh môn, luân phiên hai tay ra trước bụng và sau lưng, thực hiện động tác 50 lần.
Tác dụng: Động tác này có thể giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh, tàng giữ thận khí, đề phòng tiêu hóa kém, đau dạ dày, đau thắt lưng.
- Xoay khớp gối: Hai chân đứng thẳng, chụm hai đầu gối lại với nhau, người hơi cúi, hai tay đặt trên đầu gối, xoay gối sang hai bên trái phải, mỗi bên 20 lần.
Tác dụng: Giúp khớp gối luôn khỏe mạnh.
- Xoa chân: Tay phải xoa chân trái, tay trái xoa chân phải. Xoa từ gót chân lên đến bàn chân, rồi lại xoa ngược về phái gót chân được tính là một lần, thực hiện động tác 36 lần. Sau đó dùng hai ngón cái day bấm huyệt Dũng tuyền mỗi chân 50 lần.
Tác dụng: Hai chân tập trung các vùng phản xạ của các cơ quan toàn thân. Thường xuyên xoa chân giúp các cơ quan luôn khỏe mạnh, có lợi cho sức khỏe.