5 thói quen ăn uống ít bệnh tật của người dân Ấn Độ

Hoàng Hương |

Trong danh sách quốc gia có thói quen ăn uống lành mạnh nhất, người Ấn Độ đang đứng ở vị trí đầu.

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng nền ẩm thực Ấn Độ đã có lịch sử gần 5.000 năm. Sở hữu một truyền thống ẩm thực độc đáo và văn hóa phong phú, nên món ăn Ấn rất đa dạng.

Mặc dù mỗi vùng mỗi miền có phong cách nấu ăn riêng, nhưng vẫn có chung một nguồn thực phẩm và thói quen ăn uống. Chính sự giao thoa giữa các vùng miền cũng đã tạo nên sự phong phú trong ẩm thực Ấn.

Gia vị, rau củ, hoa quả và thảo dược là những thực phẩm không thể thiếu không các bữa cơm hàng ngày của người dân ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này.

Theo trang Life Hack, 5 thói quen ăn uống dưới đây đã giúp người Ấn Độ có một sức khỏe tốt và luôn nằm những vị trí đầu tiên trong danh sách các quốc gia có thói quen ăn uống lành mạnh nhất.

1. Gia vị cũng có "quyền lực" chữa bệnh

Rau mùi, bột nghệ, cà ri, mù tạt, thì là, thảo quả, hạt tiêu, quế… là những gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của người Ấn. Không chỉ tăng hương vị cho món ăn, chúng còn có vai trò như thuốc kháng sinh và chống viêm.

Bên cạnh tạo màu sắc hấp dẫn cho món hầm và món cà ri, bột nghệ (haldi) là một gia vị tuyệt vời trong kiểm soát cholesterol và huyết áp. Thường xuyên sử dụng bột nghệ cũng giúp giảm nguy cơ bị suy tim.

Còn hạt tiêu là một thảo dược giúp giảm cân. Thêm vào đó, những hạt bé li ti và nồng cay này là một tác nhân thải độc và tăng khả năng cho hệ miễn dịch.

Loại gia vị bạch đậu khấu giúp bạn tự tin với hơi thở thơm mát. Nó cũng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Lá cà ri (kadi patta) không chỉ mang đến một mùi thơm đặc biệt cho món ăn, mà còn có lợi ích không ngờ cho sức khỏe như đốt cháy chất béo trong cơ thể. Nó cũng giúp gan hoạt động tốt và duy trì lượng đường huyết trong cơ thể.

2. Người Ấn Độ luôn sử dụng thực phẩm tươi sống

Đa số người dân Ấn sử dụng thực phẩm tươi sống để nấu ăn dù phải chuẩn bị 3 bữa cơm một ngày: Bữa sáng, trưa và tối.

Nghe có vẻ lạ lẫm và hơi mất thời gian với những người ở phương Tây nhưng thói quen này lại rất bình thường với người Ấn. Mặc dù công việc cũng rất bận rộn, nhưng họ hiếm khi sử dụng thực phẩm đông lạnh.

Người Ấn Độ khiên cưỡng lắm mới sử dụng thực phẩm chế biến, bởi cấu trúc tự nhiên của thực phẩm bị biến đổi hoàn toàn trong quá trình chế biến.

Với họ, nấu nướng bằng thực phẩm tươi sống và lành mạnh cũng là một phương pháp phòng ngừa một số bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường và những bệnh thoái hóa khác.

Hơn nữa, hệ thống Y học truyền thống Ayurveda luôn dựa vào thiên nhiên và mang tính lành mạnh nên người Ấn Độ tránh sử dụng các thực phẩm lưu trữ quá lâu.

Đồ uống đầy hương vị

Lassi, nimbu pani, masala doodh, chai… chỉ là vài đồ uống tiểu biểu trong danh sách đồ uống không chứa cồn và đầy hương vị bất tận của người Ấn.

Những thức uống này mang lại sức khỏe dồi dào cho tinh thần và thể chất, trong khi đồ uống có cồn chỉ gây ra bệnh như đột quỵ, suy gan và các bệnh nguy hiểm khác.

Cho dù ở trên một con phố hay trong một nhà hàng, là mùa đông hay mùa hè, ở Ấn Độ, bạn sẽ luôn được thưởng thức những loại đồ uống nhiều gia vị, thảo dược và hương vị như thế.

Bánh mì là thực phẩm chủ chốt

Do quá trình chuẩn bị rất đơn giản, từ việc trộn bột, cán, nướng hay rán, lại dễ tiêu hóa, cung cấp đầy đủ protein và carbohydrate nên bánh mì là một phần không thể thiếu trong thực đơn của người dân Ấn Độ.

Tương ớt

Một món ăn Ấn Độ sẽ không đạt đến độ “hoàn hảo” nếu thiếu tương ớt. Tương ớt được làm từ sữa chua, bạc hà, dưa chuột, dừa, quả óc chó, đậu phộng nên có thể được coi là một món ăn chính hoặc là gia vị.

* Theo Life Hack

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại