Khi một dịch bệnh bùng phát, người ta thường dấy lên những thắc mắc. Nó từ đầu đến? Nó lan ra như thế nào? Nó nguy hiểm đến mức nào? Sau 10 tuần thế giới chiến đấu với đại dịch covid-19, các số liệu đã được tập hợp khá hoàn chỉnh để trả lời một vài câu hỏi.
Dịch bệnh lây qua được giọt bắt từ việc ho.
Trung bình 1 người bệnh có thể lây cho 2,2 người.
Tỉ lệ gây chết trên toàn thế giới là 3,4% số người được chẩn đoán dương tính. Con số này có thể sẽ thấp hơn 1 chút vì có nhiều trường hợp chỉ có biểu hiện nhẹ không được xét nghiệm và không được tính vào tổng số người nhiễm.
Nhưng cũng ngần ấy thời gian trôi qua, vẫn còn 1 câu hỏi chưa có câu trả lời: Bọn trẻ thì sao ?
Trong một phân tích của các chuyên gia của Viện Johns Hopkins ở TQ đã nghiên cứu trên 72.000 trường hợp nhiễm bệnh và thấy rằng chỉ có 1% trong số đó là trẻ em dưới 10 tuổi. Và khi số ca tử vong lên tới 1.023 thì vẫn không có một đứa trẻ nào.
Điều này là kì lạ vì thường thì nhóm đối tượng dễ bị tấn công nhất là trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và người già với hệ miễn dịch đã bị bào mòn theo năm tháng.
Quy luật này vẫn đúng với cả 4 chủng coronavirus vẫn thường gây ra bệnh cảm lạnh hàng ngày. Trẻ con bị cảm lạnh nhiều hơn người lớn. Thế nhưng con virus gây ra covid-19 dù cùng họ corona nhưng lại thể hiện khác.
"Bọn trẻ có thể vẫn bị nhiễm như người lớn, chúng chỉ không có biểu hiện nghiêm trọng gì ra bên ngoài", Justin Lessler, nhà dịch tễ học về các bệnh truyền nhiễm ở Viện Johns Hopkins Bloomberg, nói.
"Nếu bạn chỉ có số liệu về hầu hết các ca bệnh ở đó, bạn không thể nắm được liệu một đứa trẻ phơi nhiễm có dễ bị nhiễm bệnh hơn một người lớn phơi nhiễm hay không. Không ai ngoài chúng tôi có thể xem dữ liệu về các nhóm người phơi nhiễm và biết ai biểu hiện bệnh, ai không."
Kết hợp với trung tâm phòng chống dịch bệnh Thâm Quyến, ngày 8/1, ca mắc covid-19 đầu tiên được phát hiện, họ bắt đầu để mắt đến những người di chuyển đến từ Hồ Bắc, tâm dịch nằm cách 700km về phía Bắc.
Vài tuần sau đó, Thâm Quyến bắt đầu mở rộng điều tra, xét nghiệm tất cả những người bị sốt ở cả bệnh viện và các phòng khám tư. Họ phát hiện ra 391 người mắc covid-19 và 1.286 trường hợp có tiếp xúc gần với người bệnh. Họ tiếp tục lần theo những người có tiếp xúc này kể cả việc họ không có biểu hiện bên ngoài gì.
Họ nhận thấy rằng trẻ em 9 tuổi trở xuống phơi nhiễm với virus gần như cũng bị nhiễm virus với tỉ lệ tương đương các nhóm tuổi khác nhưng chúng không có biểu hiện nghiêm trọng nào ra ngoài như những nhóm người lớn tuổi.
Hiện tượng này cũng gần giống với dịch SARS 2002-2003, gây ra bởi 1 con virus có mã gene rất giống với nCoV. Bệnh này cũng gây bệnh trên người lớn nhiều hơn trẻ nhỏ. Khi đó, cả thế giới có 774 ca tử vong, chiếm 1 phần 10 số người nhiễm và không có 1 trường hợp nào ở người dưới 24 tuổi.
Trong những trường hợp biểu hiện nặng của SARS, đầu tiên người ta bị sốt nhẹ, ho nhẹ khi virus mới thâm nhập và liên tục nhân đôi ở trong phổi. Khoảng 1 tuần sau, bệnh nhân sẽ thấy đỡ đi, đó là dấu hiệu hệ miễn dịch của họ vào cuộc.
Tuy nhiên đó chỉ là giai đoạn 1 và bắt đầu cho giai đoạn 2 nguy hiểm hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu của ĐH Hongkong trên 75 bệnh nhân nặng thì giai đoạn 2, giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng, thì tác nhân gây chết lại không phải là virus nữa mà là bởi chính đường đi của các tế bào miễn dịch.
Thường sau khi hệ miễn dịch làm việc, cơ thể trải qua quá trình viêm, quá trình sẽ sản sinh các hợp chất cytokins (tác nhân gây các 4 hiện tượng cơ bản của sự viêm). Tuy nhiên vì 1 lý do nào đó, quá trình này dẫn tới hiện tượng gọi là "bão cytokins" tràn vào phổi gây ra những biểu hiện rất nặng: viêm phổi, khó thở, tổn thương các cơ quan.
"Đáng lẽ ra các cytokins phải giúp tế bào miễn dịch diệt virus ở một số người nó xảy ra thái quá dẫn tới diệt luôn cả các tế bào thường", Stanley Perlman của ĐH Iowa.
Vì vậy, mấu chốt của hướng điều trị là chống viêm. Trong 1 trong những nghiên cứu đầu tiên về bệnh covid-19 ở Hồ Bắc, họ dùng steroid cho khoảng ½ số bệnh nhân và nó giảm được những tác động tiêu cực từ hệ miễn dịch.
Qua các nghiên cứu ở chuột, người ta thấy rằng, tuổi của chuột càng cao thì càng bị tổn thương phổi nặng vì virus này.
Họ có thể giải thích rằng khi lớn lên, môi trường của phổi đã thay đổi cấu trúc, dẫn đến mẫn cảm hơn với viêm, với cả bụi hay phấn hoa và gây ra sai khác trong phản ứng của cơ thể. Những người trẻ có tiền sử viêm phổi cũng sẽ mẫn cảm hơn người chưa từng.
"Một lá phổi chưa từng viêm thì là mảnh đất chết cho virus này", Buddy Creech, bác sĩ nhi khoa về các bệnh truyền nhiễm của trung tâm y học, trường Đại học Vanderbilt nói.
Thế nhưng vẫn cần thêm những nghiên cứu về việc đứa trẻ bị hen xuyễn hay sinh non có khả năng trao đổi oxy kém thì sẽ thế nào, liệu nguyên lý "Lá phổi nguyên xơ" có còn đúng ?.
Creech nói thêm "Nhưng cũng có thể việc bọn trẻ thường bị cảm lạnh (bởi 1 chủng coronavirus khác) khiến chúng quen và đã có sẵn kháng thể với SARS-CoV-2. Chúng tôi thực sự chưa có được đủ bằng chứng rõ ràng cho chuyện gì đã xảy ra bên trong bọn trẻ."
Nhưng chắc chắn 1 điều, bọn trẻ vẫn bị nhiễm virus và chắc chắn chúng có thể lây sang người lớn như bình thường. Chúng thậm chí còn nguy hiểm ở chỗ có thể lây bệnh với không một triệu chứng gì để cảnh báo hết. Và việc đóng cửa trường học cũng là 1 hành động quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
Theo Wired.com