Vì đâu Erdogan một mực liều lĩnh đòi lập vùng cấm bay tại Syria?

Thùy Trang |

Các chuyên gia nhận định rằng việc kêu gọi xây dựng vùng cấm bay ở Syria của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm mục đích gây bất ổn trong khu vực và phá hoại Syria.

Kế hoạch cụ thể

Ngày 27/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã công bố kế hoạch cụ thể về việc thành lập vùng cấm bay ở Syria.

Trong cuộc phỏng vấn với đài Al Arabiya, ông phát biểu rằng vùng an toàn có thể là nơi cư trú cho người dân tị nạn muốn trở về Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ban đầu, dự kiến vùng này sẽ bao gồm 98km dọc theo đường biên giới cộng thêm 45km lãnh thổ Syria, với triển vọng mở rộng thêm, ông Erdogan giải thích. Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đây sẽ là khu vực "sạch bóng khủng bố".

Ông còn tiết lộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu gây quỹ cho dự án trên, bao gồm cả việc xây nhà cho người dân tị nạn.

Vì lẽ đó, Tổng thống Erdogan tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán không chính thức với bên Washington. Đầu tháng 12, Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest phát biểu rằng dự án vùng cấm bay ở Syria sẽ đòi hỏi nhiều nguồn lực lớn.

Bảo vệ vùng an toàn sẽ cần tới bộ binh. Nhưng việc này lại trái ngược với chiến lược của Tổng thống Barack Obama, ông Earnest nhấn mạnh.

Cùng lúc đó, vào tháng 8, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố phía bên Washington đã bật đèn xanh trong việc thành lập vùng an toàn ở Syria, nơi quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng phối hợp bảo vệ.

Đáp lại, phía bên Washington phản bác rằng các bên chỉ thỏa thuận về việc quân đội Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ.


Một dàn F-16 Mỹ chuẩn bị cất cánh từ căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Một dàn F-16 Mỹ chuẩn bị cất cánh từ căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Có vẻ như Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đàm phán về vùng an toàn nhưng phía bên Washington lại không đưa ra những thỏa thuận cuối cùng.

Hiện tại, Tổng thống Erdogan lại một lần nữa đề cập đến vấn đề trên. Lần này có khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực sự hành động.

Tình hình Syria đang dần thay đổi, lực lượng quân đội của chính phủ đang có những bước tiến lớn trong việc chống khủng bố.

Đất nước Syria có thể bị chia cắt thành những “vùng chiếm đóng”, và việc phía Ankara nắm vai trò chủ chốt trong tiến trình này là rất quan trọng.

Lý do?

Bây giờ, Tổng thống Erdogan cần những đột phá trong chính sách đối ngoại của ông. Hai tháng vừa qua khá khó khăn với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng rào giữa Moscow và Ankara đã gây ra khủng hoảng trong ngành du lịch và ngành công nghiệp may mặc.

Nỗ lực xâm lược Iraq của ông cũng thất bại. Không chỉ vậy, giờ Thổ Nhĩ Kỳ còn căng thẳng với cả Hy Lạp” - Alexei Fenenko, một chuyên gia an ninh thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, nhận định trên báo Svobodnaya Pressa

Tất cả những điều trên đã thúc đẩy Erdogan tiến bước quyết định trong việc thành lập vùng cấm bay ở Syria, chuyên gia Fenenko giải thích.

Tôi lo ngại rằng viễn cảnh đó sẽ xảy ra. Không ai liều bằng một chính trị gia chẳng còn gì để mất. Sau loạt thất bại trên, một chính trị gia như Erdogan có thể trở nên mất kiểm soát.

Phải chăng Erdogan đã trở nên mất kiểm soát? Ảnh: AP
Phải chăng Erdogan đã trở nên "mất kiểm soát"? Ảnh: AP

Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng lớn sẽ tiến hành chiếm đóng một phần Syria để xây dựng vùng an toàn. Đồng thời, động thái của Mỹ lại phụ thuộc vào những gì Ankara đạt được" - ông Fenenko phân tích.

Cùng lúc đó, Nga chắc hẳn sẽ phản đối kịch bản trên vì lời hứa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Syria, nhà phân tích Fesenko nhận định

Tôi tin rằng chúng ta nên nhấn mạnh một lần nữa thiện chí trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Syria. Nga có thể dựa vào hệ thống phòng thủ trên không S-400. Điều này đồng nghĩa với việc vẫn có khả năng xảy ra đụng độ giữa quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ”, chuyên gia Fenenko kết luận.

Còn theo nhà phân tích Stanislav Tarasov, Tổng thống Erdogan đã đưa ra nhiều tuyên bố về việc xây dựng vùng an toàn ở Syria.

Ông chỉ ra rằng, chính sách của phía Ankara trong khu vực vẫn dựa theo kịch bản đoán trước về sự sụp đổ của Syria và Iraq, ông chỉ ra. Nhưng thế cân bằng đã thay đổi, các bên còn lại sẽ không để Thổ Nhĩ Kỳ thành lập vùng cấm bay ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không xâm chiếm Syria. Quân đội Syria được chống lưng bởi không quân của Nga. Hơn nữa, nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành xâm lược, người Kurd có thể sẽ ủng hộ phía Damascus.

Vấn đề là Ankara vẫn chờ đợi sự sụp đổ của Syria trong khi không chuẩn bị cho bất kì trường hợp nào khác. Đó là lí do tại sao lời kêu gọi của phía Ankara về vùng an toàn ở Syria là sai lầm” - ông Tarasov nhấn mạnh.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại