Ván cờ Syria và "phần thua" đang chờ người chiến thắng

My Lan |

Học giả người Mỹ đã chỉ ra bản chất "cuộc chơi" mà Mỹ và Nga đang tham gia tại Syria, cùng những hậu quả nguy hiểm mà người chiến thắng được IS phải hứng chịu.

"Phản tác dụng"

Nga thực sự coi IS là mối đe doạ lớn, một phần lý do là bởi tổ chức khủng bố này hiện đang "truyền cảm hứng" cho những kẻ đang và sẽ trở thành Hồi giáo cực đoan bên trong Liên bang Nga, đặc biệt là tại khu vực bắc Caucasus.

Ước tính số lượng người Nga gia nhập IS có thể lên tới hàng nghìn - tập trung đông nhất là tại Dagestan, một tỉnh nằm ở cực đông của khu vực bắc Caucasus. Trong suốt gần 2 thập kỷ qua, những kẻ này đã gây ra nhiều cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tại Nga.

Theo học giả Paul R. Pillar, hiện Nga đang phải đối mặt ít rắc rối hơn, do những chiến binh cực đoan đã rời khỏi đất nước tới tham chiến tại Trung Đông. Tuy nhiên, mối lo của Tổng thống Putin là những gì sẽ xảy ra khi những kẻ này quay trở về quê hương.

Paul R. Pillar từng là cựu nhân viên Cục Tình báo Mỹ CIA. Hiện ông đang là học giả cấp cao tại Trung Tâm Nghiên cứu An ninh thuộc trường Đại học Georgetown (Mỹ) và Trung Tâm an ninh tình báo thế kỉ 21, thuộc Viện Brookings.

Khó có thể đo đếm "sức nặng" của các động cơ thúc đẩy Nga can thiệp quân sự vào Syria.

Thế nhưng, theo ông Pillar, việc Moscow muốn khẳng định mình và duy trì sự hiện diện tại Trung Đông, cũng như mối đe doạ của những kẻ cực đoan theo IS đối với Nga có thể là những động cơ lớn nhất chi phối quyết định tiến hành không kích tại Syria của Nga.

Học giả Mỹ
Paul R. Pillar
vấn đề mà Nga đang gặp phải chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn, và các tuyên bố từ trước đến nay của giới chức Nga đã thể hiện rằng bản thân họ cũng nhận ra điều đó.

Trong một bài viết mới đây trên tạp chí National Interest, học giả người Mỹ cho rằng, "Putin và các cố vấn của mình có lẽ là đủ thông minh để tính tới việc, chiến dịch quân sự hiện nay tại Syria có thể sẽ trở nên phản tác dụng với Nga trong dài hạn".

Tuy nhiên, mục tiêu trong ngắn hạn của họ là bảo vệ chế độ của ông Assad và đưa ra bất cứ tuyên bố nào phù hợp với mục tiêu này.

Chiến thắng "nghiệt ngã"

Nga có nhiều lợi ích chung với Mỹ ở Syria hơn là những gì được thể hiện ra thông qua chiến dịch quân sự hiện nay.

Theo ông Pillar, bởi vì những gì đang diễn ra đều có ảnh hưởng tới quyết định trong tương lai của Nga ở Syria (và có thể là ở Iraq), Moscow buộc làm như Mỹ, nghĩ tới việc cân bằng các lựa chọn, ngay cả khi mục tiêu chỉ đơn giản là tập trung chống IS.

Học giả này phân tích, một mặt, nảy sinh vấn đề rằng, chiến thắng IS trên bộ tại Trung Đông sẽ đẩy những kẻ cực đoan quay trở về Nga.

Mặt khác, chiến dịch quân sự tại Trung Đông có thể kích động các cuộc tấn công có tính toán từ các nhóm cực đoan giận dữ nhằm vào quốc gia tiến hành các chiến dịch này để trả đũa những thiệt hại về người và của.

"Nếu Nga suy tính cả những điều này một cách kỹ càng thì có thể họ sẽ điều chỉnh chính sách lựa chọn mục tiêu của mình - không kích nhằm vào các nhóm đối lập không thuộc IS có thể gia tăng nguy cơ tấn công khủng bố nhằm vào Nga mà không thể đẩy lùi được IS.

Nếu tiếp tục suy nghĩ theo chiều hướng này thì sẽ tới thời điểm, lợi ích của Mỹ và Nga trở nên bất đồng. Nga sẽ hưởng lợi khi có một ai khác, ví dụ như Mỹ, chịu gánh nặng tiêu diệt IS.

Mục tiêu chung là đẩy lùi khủng bố này sẽ đặt được, song sẽ có một quốc gia phải đối mặt mối nguy hiểm bị khủng bố trả thù".

Học giả Mỹ khẳng định, những phân tích trên cho thấy, Mỹ nên nhìn nhận tình hình ở Syria theo một cách tương tự, nhưng hoán đổi vai trò. Tức là, Mỹ sẽ hưởng lợi khi có một ai khác, ví dụ như Nga, gánh chịu mối nguy hiểm và phải trả giá vì mục tiêu chung.

Học giả Mỹ
Paul R. Pillar
Đây là cuộc chơi mà Nga và Mỹ đang tham gia tại Syria - chứ hoàn toàn không phải "ván cờ" lấp chỗ trống mà ở đó, kẻ thắng là người làm được nhiều hơn, hiện diện dày đặc hơn tại lãnh thổ nước ngoài.

Ông Pillar cho rằng, Mỹ cần phải nhận ra và khai thác thực tế rằng, Nga có nhiều lý do để lo lắng về IS hơn là Mỹ, một phần là bởi sự gần gũi về địa lý, một phần là bởi IS không có "kẻ thù ở xa" - tức là Mỹ và phương Tây - như al-Qaeda.

Một phần lớn khác là bởi, Mỹ không phải hứng chịu những tổn thương giống như Nga từ cộng đồng Hồi giáo cực đoan bắc Caucasus.

Trước những mối đe doạ ập tới bất cứ lúc nào, Nga có thể sẽ phải "đứng mũi chịu sào", nhận lấy vai trò đẩy lùi IS và cả hậu quả tiếp sau đó.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại