Các cuộc thăm dò trước bầu cử cho thấy, đảng Xã hội đối lập dành lợi thế khi chính phủ ủng hộ EU thất bại trong việc giải quyết nạn tham nhũng cũng như những vấn đề kinh tế.
Nền kinh tế Molvoda vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn do lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm và rượu của Nga.
Moscow đã áp đặt lệnh cấm vận trên hồi năm 2013 để đáp trả việc Moldova ký thỏa thuận chính trị và thương mại lịch sử với EU thay vì gia nhập Liên minh Hải quan do Nga dẫn đầu.
Theo Irish Times, thỏa thuận EU đã không mang lại nhiều lợi ích cho Moldova, một trong những nước nghèo nhất châu Âu với 3,5 triệu dân.
Hồi tháng Năm, hàng nghìn người đã tập trung tại thủ đô Chisinau để đòi truy cứu việc 3 ngân hàng lớn nhất nước này để thất thoát 1 tỷ euro.
Hồi đầu tháng Sáu, Thủ tướng Chiril Gaburici chỉ trích mạnh mẽ các quan chức và các công tố viên vì đã không tìm ra được số tiền bị thất thoát trên.
Những bê bối chưa dừng lại ở đó, hôm 12/6, ông Gaburici đã phải đệ đơn từ chức sau khi xuất hiện những nghi vấn về việc ông dùng bằng cấp 3 và bằng đại học giả.
Phát biểu khi tuyên bố từ chức, ông nói: "Tôi không phải là một chính trị gia, tôi là một người quản lý.
Tôi không muốn tham gia vào các trò chơi chính trị hay muốn các nghi vấn về học vấn của mình trở thành một chủ đề quan trọng quốc gia".
Bê bối của ông Gaburici đã gia tăng áp lực lên chính phủ ủng hộ EU của Moldova trong bối cảnh Nga đang tìm cách tăng cường vị thế của mình tại hai khu vực ủng hộ Moscow tại Moldova là Transdniestria và Gagauzia.