Trung Quốc: Không 'nộp' lương cho vợ là bạo hành gia đình!

Hải Võ |

Điều lệ mới tại thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) quy định "không cho vợ tiền tiêu cũng là bạo hành gia đình" đã khiến dư luận nước này xôn xao.

Hôm nay, báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng tải thông tin, bắt đầu từ tháng 11 tới, nữ giới tại thành phố Cáp Nhĩ Tân sẽ được hưởng một dạng phúc lợi mới, xuất phát từ quy định mới được ban hành tại đây: Tiền lương không "nộp" cho vợ cũng bị liệt vào phạm trù "bạo lực gia đình".

Trang Phượng Hoàng (Trung Quốc) sáng nay đưa tin, "Điều lệ bảo vệ quyền và lợi ích phụ nữ thành phố Cáp Nhĩ Tân" sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/11. Theo đó, phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực gia đình được xem như một hạng mục quan trọng: ngoại trừ đánh mắng thì uy hiếp về tinh thần, giam cầm, bỏ đói và phong tỏa kinh tế cũng được định nghĩa là "bạo lực gia đình".

Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp nội vụ Hội đồng nhân dân thành phố Cáp Nhĩ Tân Cung Lập Tân cho hay, trong vòng 3 năm trở lại đây, tình trạng bạo lực gia đình tại Cáp Nhĩ Tân mỗi năm tăng 2.7%, riêng trong năm 2013 đã có tới 2511 đơn khiếu nại về bạo hành. Các số liệu cũng cho thấy, phần lớn đơn khiếu nại đều thuộc những trường hợp bị đánh đập tàn nhẫn không thể chịu đựng được thêm, thậm chí là hủy hoại thân thể và thường xuyên bị khủng bố về tinh thần...

赚钱不给老婆花算家暴 哈尔滨妇女权益出新规

Các số liệu điều tra cho thấy 90% người bị hại trong các vụ bạo hành gia đình tại Trung Quốc là phụ nữ.

Cơ quan chức năng Cáp Nhĩ Tân cũng cho biết, số lượng các vụ khiếu nại mà trong đó nạn nhân bị bạo hành về kinh tế và vị thế trong gia đình ngày một tăng cao. Nhiều nam giới mặc dù được tiếp nhận giáo dục đại học cũng như có địa vị xã hội nhất định vẫn mang nặng tư tưởng "chủ nghĩa đàn ông", cho rằng bản thân đóng vai trò trụ cột gia đình và thực hiện các biện pháp phong tỏa kinh tế đối với người vợ.

Phụ nữ Trung Quốc vẫn khó sống độc lập

Xoay quanh vấn đề mới nảy sinh: không đưa tiền cho vợ cũng xem như bạo hành, một cư dân mạng là nữ giới bình luận hài hước "nên lấy đàn ông Cáp Nhĩ Tân làm chồng". Cũng có ý kiến của cánh đàn ông tỏ ra nghi vấn - đến giao giờ mới có "Điều lệ bảo vệ quyền lợi đàn ông"?

Triệu Tư Lạc - một người nhiều năm theo đuổi công tác tuyên truyền bảo vệ quyền lợi phụ nữ - cho biết, khái niệm phạm trù bạo lực gia đình từ lâu đã được xã hội công nhận, đến nay được đưa vào văn bản quy định cho thấy đây là bước tiến lớn của Trung Quốc.

Theo quy định mới tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, khống chế và kiểm soát chi tiêu, gây mất tự do của người phụ nữ bị xem như một biểu hiện của bạo hành kinh tế.

Theo quy định mới tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, khống chế và kiểm soát chi tiêu, gây "mất tự do của người phụ nữ" bị xem như một biểu hiện của bạo hành kinh tế.

Cô Triệu cũng giới thiệu, căn nguyên của bạo hành kinh tế chính là do đàn ông có mức thu nhập cao hơn so với phụ nữ, đồng thời tỷ lệ chênh lệch ngày càng gia tăng. Điều tra cho thấy, thu nhập của phụ nữ tại thành thị và nông thôn lần lượt bằng 67.3% và 56% so với thu nhập của nam giới.

"Người phụ nữ ở vị thế thấp hơn về kinh tế sẽ càng khó rời bỏ người bạn đời để sống độc lập" - Triệu Tư Lạc kết luận.

Giữ thẻ ATM của "con nghiện mua sắm" cũng là phong tỏa kinh tế?

"Biểu hiện của bạo hành kinh tế là không đưa tiền cho vợ tiêu. Tuy nhiên, người vợ tiêu tiền cũng phải có kế hoạch" - Triệu Tư Lạc nói. Cô nêu ví dụ, tiêu tiền có cần sự cho phép của chồng? Không được sự đồng ý thì không được tiêu? Tiêu tiền xong có bị trách mắng,dẫn đến áp lực tinh thần?

Theo cô Triệu, trường hợp tiền bạc do nam giới quản lý, từ đó gây ra uy hiếp đối với tự do của người phụ nữ, tạo nên cảm giác sợ hãi trong một thời gian dài, chính là bạo hành kinh tế.

Phượng Hoàng trích dẫn một vụ việc vào năm ngoái, có trường hợp một nickname trên mạng xã hội tố vợ mình mua sắm trên mạng không kiềm chế, bỏ ra 23.000 tệ (khoảng 80 triệu VNĐ) chỉ để mua mặt nạ dưỡng da. Sau đó, để "ngăn chặn" vợ mình tiếp tục tiêu hoang, người đàn ông trên đã "tịch thu" thẻ ATM của cô vợ.

Thống kê của Taobao - trang thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - cho thấy nữ giới đóng vai trò chủ lực trong lĩnh vực mua sắm trên mạng.

Thống kê của Taobao - trang thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - cho thấy nữ giới đóng vai trò "chủ lực" trong lĩnh vực mua sắm trên mạng.

Đối với vụ việc trên, Triệu Tư Lạc khẳng định cũng xem như bạo hành kinh tế. Cô phân tích, việc "tịch thu" thẻ ATM đã vượt ra ngoài phạm vi thương lượng và trở thành một cách khống chế và kiểm soát. Triệu Tư Lạc cũng lập luận, việc giữ thẻ mà không cho người vợ cơ hội thương lượng sẽ hình thành một nhận thức rằng hễ tiêu nhiều tiền sẽ bị thu thẻ, qua đó xâm hại tinh thần người vợ, tạo thành nỗi sợ hãi theo thời gian.

"Không phải sau này đưa lại thẻ ATM cho người vợ thì coi như bạo hành đã kết thúc. Bạo hành là chỉ việc bị khống chế và kiểm soát. Biểu hiện khống chế sẽ không vì một phút 'thả lỏng' mà biến mất" - Triệu Tư Lạc nói thêm.

Đồng thời, cô cũng nhận định, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường hợp phụ nữ mua sắm để giải tỏa ức chế tâm lý. Nếu người phụ nữ không kiểm soát được ham muốn mua sắm của mình thì có nhiều khả năng đó là một biểu hiện bệnh tâm lý, và cũng không thể giải quyết bằng cách phong tỏa kinh tế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại