Theo NDRC, những cơ sở hạ tầng sắp được Trung Quốc lắp đặt phi pháp trên các đảo nhân tạo gồm:
- Hải đăng đa chức năng cỡ lớn, kết hợp hệ thống thông tin an toàn hàng hải AIS.
- Thiết bị cứu hộ khẩn cấp trên biển cùng các thiết bị hỗ trợ trục vớt, xử lý sự cố tràn dầu... đáp ứng nhu cầu dừng đỗ và tiếp tế của tàu cứu trợ và cung cấp dịch vụ tu sửa, tránh bão cho tàu cá khu vực.
- Trung tâm quan trắc hải dương và Trạm quan trắc khí tượng mặt đất để phục vụ hoạt động cảnh báo sóng thần, động đật, khảo sát môi trường biển...
- Trung tâm nghiên cứu hải dương.
- Cơ sở cấp cứu và trị liệu tổng hợp.
- Trang thiết bị xử lý rác thải và nước bẩn.
Trong một diễn biến khác, chỉ 1 ngày sau tuyên bố bất thường "sắp hoàn thành xây đảo nhân tạo" hôm 16/6, Bắc Kinh đã lập tức công bố hình ảnh vệ tinh Đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc xâm chiếm và xây đảo nhân tạo phi pháp.
Ảnh vệ tinh Đá Chữ Thập đã được Trung Quốc hoàn thành việc cải tạo phi pháp và công bố thông tin hôm 17/6.
Như vậy, đúng như những gì dư luận quốc tế lo ngại sau tuyên bố trên của Bắc Kinh, Trung Quốc đã ngay lập tức bước vào "giai đoạn 2" của chiến lược thôn tính Biển Đông.
Giai đoạn này được đánh giá là nguy hiểm hơn nhiều so với hoạt động xây đảo nhân tạo (giai đoạn 1), bởi đằng sau vỏ bọc "hoạt động dân sự" - vốn rất dễ bị "lấp liếm và ngụy biện" - chính là mục đích củng cố vị trí các đảo mà Bắc Kinh đã chiếm đoạt được.
Xa hơn nữa, Trung Quốc hoàn toàn có thể tiến nhanh hơn trong việc gia tăng hiện diện quân sự ở các khu vực này.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã triển khai chiến lược tuyên truyền "đánh lừa dư luận" về dài hạn để hợp thức hóa tuyên bố chủ quyền (hoàn toàn phi pháp - PV) của Trung Quốc đối với các đảo đá nói trên.