Sự hồi sinh của 'bức tường biên giới' ở Đông Âu

Hồng Nhung |

Một cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn chưa từng thấy đang gây hoang mang cho toàn châu Âu. Những điểm đến hứa hẹn tương lai tốt đẹp hơn đã khiến người ta vượt biên bất chấp cả tính mạng.

Sự hồi sinh của “bức tường biên giới”

Các quốc gia châu Âu đang dựng lên rất nhiều rào cản cho những cuôc di dân này. Một số nước còn phản đối những nỗ lực tìm kiếm cứu hộ nhân đạo ở vùng Địa Trung Hải.

Người ta sợ những cuộc cứu hộ chỉ thúc đẩy người di cư vượt biên nhiều hơn.

Hungary còn lên kế hoạch xây dựng một bức tường đúng “nghĩa đen” để chặn đứng làn sóng di cư.

Tại một buổi hội thảo ngày 18-6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hungary ông Péter Szijjártó thông báo chính quyền nước này đang chuẩn bị xây dựng bức tường cao 4m kéo dài hết175km biên giới tiếp giáp Serbia.

Hungary là thành viên của Liên minh Châu Âu EU và nhóm thành viên hiệp định Shchegen (26 quốc gia cho phép di chuyển qua lại không cần hộ chiếu).

Chính quyền Hungary nói rằng phần lớn người di cư sẽ đi qua biên giới giữa Hungary và Serbia để đến Liên minh Châu Âu.

Dân tị nạn ở Syria( ảnh Daily Mail)

Dân tị nạn ở Syria( ảnh Daily Mail)

Theo thông tin từ Frontex- cơ quan quản lí biên giới các nước châu Âu cho biết từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay hơn 50 nghìn người vượt biên trái phép giữa Hungary và Séc-bi.

Hơn một nửa trong số đó đến từ vùng Kosovo, tiếp đến là Afghanistan (11,253 người) và Syria (7,640 người)

So sánh với số liệu từ các năm trước có thể thấy sự gia tăng đột biến trong số lượng người vượt biên được đề cập đến như là lộ trình đến các nước phương Tây Balkan”.

Một vòng luẩn quẩn?

Các quan chức hải quan của EU đã chỉ trích nặng nề kế hoạch này của Hungary.

Phát ngôn viên của EU bà Natasha Bertaud nói trong buổi phỏng vấn rằng “EU không khuyến khích việc tạo ra những bức tường ngăn cách mà các nước thành viên nên dùng những biện pháp thay thế khác”

Bà Bertaud còn nói chi tiết hơn rằng việc dỡ bỏ những bức tường ngăn cách biên giới giữa hai nước Hungary và Áo vào tháng 5-1989 là một thời khắc quan trọng trong lịch sử, dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin.

Trong phỏng vấn hôm qua (18-6) bà phát biểu: “Chúng tôi đã phá bỏ tất cả bức tường cản trở ở châu Âu và giờ chúng tôi không muốn dựng chúng lên lần nữa”.

Nhiều người trèo hàng rào nhập cư trái phép vào Tây Ban Nha

Nhiều người trèo hàng rào nhập cư trái phép vào Tây Ban Nha

Nhưng cho đến giờ những phản ứng gay gắt lại đến từ “phía bên kia” của bức tường – Serbia.

Thứ ba vừa rồi Thủ tướng Serbia ông Aleksandar Vucic trong buổi viếng thăm Oslo đã nói với giới truyền thông nước này rằng họ “bị bất ngờ và sốc” với kế hoạch này.

Serbia dù vẫn chưa phải là thành viên EU vẫn có những buổi đàm phán với hi vọng được gia nhập tổ chức này và cảm giác rằng họ đang bị trừng phạt chỉ đơn giản vì Serbia nằm trong lộ trình của dòng di cư đến từ các nước khác.

Về phía Hungary, Thủ tướng Viktor Orban đã tạo ra lập trường không khoan nhượng với những người di cư, đe dọa sẽ đóng hẳn biên giới với Serbia và cho rằng những yêu cầu của EU đối với người di cư là “điên khùng”.

Các quan chức chính phủ đưa ra những con số cho thấy rằng số lượng bình quân dân tị nạn lớn hơn ở bất kì quốc gia Eu nào trừ Thụy Điển và các nước đang phát triển.

Trong buổi phát buổi vào thứ Năm hôm qua, ông Szijjártó còn lưu ý rằng những bức tường đã thực sự xuất hiện ở Biên giới các nước EU như vùng giáp ranh giữa Hy Lạp và Bungari với Thổ Nhĩ Kỳ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại