Hồi đầu tháng 9, Tổng thống Pháp Francois Hollande khẳng định sẽ thúc đẩy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga nếu quá trình lập lại hòa bình ở Ukraine đạt được các tiến bộ.
Tuyên bố trên của ông Hollande được đưa ra sau nhiều ngày miền đông Ukraine yên tiếng súng nổ.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Latvia Vaira Vike-Freiberga đã bức xúc cho rằng đề xuất này "thật không hợp lý". "Tôi bị sốc bởi điều đó".
Bà Freiberga chỉ ra, thời hạn chót mà thỏa thuận hòa bình ở Minsk đặt ra cho Kiev về việc sửa đổi Hiến pháp, phân quyền cho Donbass là điều không thực tế, đồng thời chỉ trích LHQ đã không thể có các biện pháp đối phó với hành động của Nga.
Với riêng Latvia, nữ cựu Tổng thống này cho hay, họ sẽ được an toàn khỏi các mà cho rằng "mối đe doạ từ Nga", bởi NATO từng nhiều lần khẳng định, cuộc tấn công nhằm vào các quốc gia vùng Baltic sẽ đồng nghĩa với việc tấn công toàn bộ liên minh.
Đồng thời, bà cũng tự tin rằng các nỗ lực của Nga nhằm "gây mất ổn định" ở Latvia đã bị cộng đồng người Nga ở đây, vốn đang hòa nhập rất tốt với xã hội nước này, ngăn chặn.
"Hãy cứ để họ đổ tiền xuống cống nếu họ muốn, nhưng họ không thể can thiệp vào quốc gia chúng tôi bởi nếu làm vậy, rồi họ sẽ phải hối tiếc.
Thị trưởng Riga là người Nga, một vài trong số những người giàu nhất Latvia là người Nga. Vì thế họ đang rất hạnh phúc. Cho tới chúng nào chúng tôi có thể khiến cho cộng đồng người Nga ở đây cảm thấy hạnh phúc, chúng tôi không có gì phải lo lắng".
Tuy nhiên, về phần mình, Nga luôn phủ nhận các cáo buộc can thiệp vào Ukraine cũng như đe dọa tới an ninh của các quốc gia láng giềng. Moscow từng nhiều lần khẳng định họ chỉ bảo vệ người Nga cũng như an ninh quốc gia mình.
Đại sứ Nga tại Latvia, ông Alexander Veshnyakov cho rằng, Latvia đang có cái nhìn không khách quan về những sự kiện ở Ukraine và các vấn đề khác của Nga.
Ông này đánh giá, quan hệ hiện tại giữa Nga và Latvia đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng nhất trong vòng 20 năm qua, song nó chỉ như thời kỳ "bảo dưỡng kỹ thuật" và sẽ có thể cải thiện nếu 2 bên cùng nỗ lực.