Putin đã gửi đến châu Âu "vũ khí bí mật" NATO không ngờ tới

My Lan |

Đó là nhận định của nhà phê bình âm nhạc Nga Arthur Gasparyan trên báo Mỹ Newsweek.

Năm ngoái, đại diện của Nga tham dự cuộc thi Tiếng hát Truyền hình châu Âu Eurovision, cặp song sinh 17 tuổi Tolmachevy, đã phải hứng chịu không ít những tiếng la ó từ phía khán giả.

Đó là thời điểm, khi mà châu Âu chưa hết bức xúc với việc Nga đưa ra luật chống người đồng tính, đã lại vô cùng tức giận khi Crimea sáp nhập vào nước này.

Trong suốt 1 năm qua, mối quan hệ giữa Nga và châu Âu đã trở nên tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn hãng tin Mỹ Newsweek, nhà phê bình âm nhạc người Áo Arthur Gasparyan cho rằng, sự xuất hiện của nữ ca sĩ người Nga Polina Gagarina tại Eurovision năm nay đã xua tan đi những lời ì xèo, chế nhạo.

"Trước khi Gagarina xuất hiện tại Vienna, truyền thông địa phương đã đặt nhiều câu hỏi như "Vì sao Putin lại đưa tới đây cô ả tóc vàng này? Cô ta có phải là vũ khí bí mật không?". Và rồi thì hoá ra, cô ấy chính là như vậy".

Theo ông này, Polina Gagarina chính là "vũ khí bí mật" Putin gửi tới châu Âu - một vũ khí mà NATO hoàn toàn không có chuẩn bị trước để đối phó.

Đoạn video ghi lại cảnh Gagarina ôm "quán quân" Eurovision 2014, nữ ca sĩ Conchita Wurst - một "drag artist" (từ để chỉ những người đàn ông ăn mặc, trang điểm, cử chỉ hệt phụ nữ, thường với mục đích giải trí) đã được lan truyền trên mạng xã hội Nga.

Không ít những người Nga bảo thủ đã chỉ trích Conchita Wurst và cuộc gặp gỡ giữa cô với Gagarina.

Thậm chí, nghị sĩ Nga Valeriy Rishkin còn đề nghị nước này nên tổ chức một cuộc thi âm nhạc riêng để tránh những bất đồng tương tự về mặt "giá trị".

Quán quân Eurovision 2014
Conchita Wurst
Đối với tôi, đây là ước mơ đã trở thành hiện thực. Tôi nhận thấy khán giả châu Âu đã thể hiện sự ủng hộ bằng cách bầu chọn cho tôi. Tôi mong ước có một thế giới mà ở đó chúng ta không phải nói đến những điều không cần thiết như bản năng giới tính. Tôi nhận thấy, đêm nay công chúng châu Âu đã chứng tỏ rằng chúng ta là một cộng đồng luôn thể hiện sự tôn trọng và sự khoan dung.

Tuy nhiên, ông Gasparyan cho rằng, trong vai trò là một đại diện của nước Nga, nữ ca sĩ Gagarina đã trở thành "một cây cầu nối mong manh" cho những sự khác biệt về quan điểm này.

Chuyên gia này nhận định, sự thân thiện và thu hút của Gagarina đã đóng góp một phần không hề nhỏ trong việc cải thiện hình ảnh của Nga.

"Cô ấy rất xinh xắn, có tâm hồn và giao tiếp tốt với tất cả mọi người. Đó là cách giao tiếp mà người châu Âu có thể hiểu được".

Gagarin sẽ trình diễn trong đêm chung kết vào tối thứ Bảy tuần này. Hiện cô đang là một trong những ứng cử viên sáng giá cho ngôi đầu.

Theo quy định của Eurovision, người chiến thắng trong cuộc thi năm nay sẽ giúp quốc gia của mình được quyền đăng cai tổ chức sự kiện này vào năm kế tiếp.

Nữ ca sĩ Polina Gagarina

Nữ ca sĩ Polina Gagarina

Cuộc thi tiếng hát truyền hình châu Âu Eurovision là một trong những chương trình có tỉ lệ khán giả theo dõi cao nhất thế giới - trung bình 125 triệu người tại 45 nước.

Năm 2014, con số này đã tăng lên 180 triệu người. Một trong những sự kiện nổi bật nhất của cuộc thi năm 2014 là cuộc "đọ giọng" giữa cặp song sinh người Nga và thí sinh tới từ Ukraine.

Báo Anh The Independent thậm chí đã gọi Eurovision năm 2014 là trận chiến Ukraine - Nga trên sân khấu. Khi đó, quan hệ giữa Nga và Ukraine đang vô cùng căng thẳng do việc Crimea tách khỏi Ukraine, sáp nhập vào Nga.

Kể từ lần đầu được tổ chức năm 1956 với ý tưởng kết nối châu Âu, không phân biệt giới tính, tôn giáo, lý tưởng chính trị, Eurovision luôn gắn với chính trị, nơi các cuộc bầu chọn dựa vào sự hữu hảo hay đối đầu giữa các quốc gia.

>>> TQ 8 lần đuổi máy bay Mỹ ở biển Đông: Tường thuật của CNN từ P-8

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại