Bà Von der Leyen thể hiện sự ngán ngại Nga khi mở cuộc tranh luận về chiến lược an ninh mới, vốn sẽ được cho biết chi tiết các nguyên tắc chính về chủ trương an ninh của Đức trong những năm tới, trong “Sách Trắng” sẽ công bố năm 2016:
“Những hoạt động của Nga tại Ukraine làm thay đổi cấu trúc an ninh ở châu Âu.
Chính sách mới của Đức phải tính đến nỗ lực của Nga trong việc lập sức mạnh chính trị-quân sự địa chiến lược để hình thành sự khẳng định quyền lợi của họ.
Chính sách mới của Điện Kremlin bắt đầu từ lâu trước khi có cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và sẽ làm chúng ta bận tâm suốt một thời gian dài”.
70 năm sau khi đầu hàng ở Thế chiến 2, Đức đang nỗ lực giữ một vai trò tích cực trên vũ đài chính trị quốc tế.
Đức đã dồn nỗ lực tìm một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và thúc đẩy châu Âu áp lệnh cấm vận Nga, với cớ Nga can thiệp vào Ukraine.
Moscow hoàn toàn bác bỏ cáo buộc này.
Chiến lược an ninh mới có nghĩa trong tương lai, quân đội Đức không chỉ tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình-như đã làm ở Afghanistan-mà còn tích cực củng cố khâu phòng thủ của NATO.
Đức đã giúp NATO tăng cường hiện diện ở Đông Âu. Tuy nhiên, Đức phản đối việc Mỹ dự tính cung cấp vũ khí sát thương cho quân Ukraine đánh lại quân ly khai ở miền đông Ukraine.
Các nguyên tắc mới cũng tính đến những nỗi đe dọa như sự trỗi dậy của quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), những “cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập”, chú trọng sự thay đổi thời tiết và tấn công mạng, theo bà Von der Leyen.
Cũng nhằm phản ứng với các hoạt động của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với nước Nga, Bộ Ngoại giao Đức cũng đầu tư hàng triệu euro cho một cơ quan mới nhằm nghiên cứu các nước thuộc khối Liên Xô cũ.
Từ năm 1969, Bộ Quốc phòng Đức thường công bố Sách Trắng để công khai chiến lược.
Lần công bố Sách Trắng mới nhất của Đức là vào năm 2006, mô tả những quan tâm quân sự trong khối EU và NATO. Từ đó, quân đội Đức có cuộc cải tổ gồm hủy nghĩa vụ quân sự.