Nga-Mỹ thân thiện, Trung Quốc lo lắng "châm chích"

Hải Võ |

Bài bình luận của Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) được đăng tải trong bối cảnh Mỹ bất ngờ "nhún nhường" với Nga và quay sang "rắn mặt" với Bắc Kinh ở châu Á-Thái Bình Dương.

Nhân dân Nhật báo đưa tin, hôm 14/5 (giờ địa phương), các binh sĩ Mỹ và Ukraine đã tiến hành cuộc tập trận chung tại Lviv nhằm "tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraine, ngăn chặn phe ly khai xâm phạm".

Ý tốt hay là "dằn mặt"

Theo Nhân dân Nhật báo, trước cuộc tập trận trên 1 ngày, Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho biết không loại trừ khả năng Tổng thống Nga-Mỹ sẽ tiến hành đàm thoại.

Hôm 12/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Nga. Ông Kerry là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Nga kể từ khi cuộc xung đột Ukraine bùng phát. Điều này được giới quan sát nhận định là "tín hiệu mới" cải thiện quan hệ Nga-Mỹ.

Cùng ngày, ông Kerry đã có cuộc hội đàm kéo dài 4 giờ đồng hồ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại Sochi. Nội dung hội đàm xoay quanh quan hệ song phương, vấn đề Syria, tình hình Ukraine và vấn đề hạt nhân Iran...

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi năm 2013.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi năm 2013.

Nhân dân Nhật báo "châm chích" rằng, mặc dù hãng tin AP bình luận không khí của chuyến thăm này là "rất hữu nghị", đồng thời phát biểu từ song phương "cho thấy nhiều hy vọng", song Nga-Mỹ chưa thể dùng từ "đột phá" để nói về kết quả cuộc gặp.

Theo tờ báo đảng Trung Quốc, Mỹ không "toàn tâm toàn ý" trong việc nhanh chóng cải thiện quan hệ song phương với Nga.

Nhân dân Nhật báo chỉ ra, ngay trước hôm ông Kerry tới Nga, Mỹ đã liên tiếp triển khai nhiều cuộc tập trận ở các khu vực xung quanh nước Nga.

Các cuộc tập trận chiến thuật quy mô lớn mang tên "Mũi tên Đen" với sự tham gia của lữ đoàn đổ bộ không quân của Mỹ đã bắt đầu ngày 12/5 tại thao trường Rukla của Litva và dự kiến kéo dài đến hết ngày 23/5.

Bộ ngoại giao Nga hôm 11/5 cũng đã chỉ trích - "Chính quyền của ông Obama đã lựa chọn con đường chèn ép quan hệ song phương, cô lập Nga trên trường quốc tế và còn yêu cầu các nước từng theo Mỹ trong quá khứ phải ủng hộ hành động sai trái của họ."

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) hội kiến người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 16/5. Ảnh: China Daily.

Nếu ông John Kerry đến Nga và tỏ thái độ "thân thiện" hôm 12/5, thì ông lại đến Trung Quốc ngày 16/5 mang theo thái độ cứng rắn với Trung Quốc.

Vì sao Mỹ thay đổi thái độ?

Nhân dân Nhật báo phân tích, việc Mỹ bất ngờ chuyển sang thực thi sách lược "vừa đấm vừa xoa" với Moscow rõ ràng là có lợi cho Washington.

Theo đó, trải qua thời gian dài xung đột, Nhà Trắng đã nhận ra việc tiếp tục hỗ trợ "các nước nhỏ" không phù hợp với lợi ích của nước này.

Các quốc gia đã độc lập như Ukraine, Georgia... đã "hoàn toàn phân rã" trước sự phản đối cứng rắn từ Nga, trong khi Moscow vẫn giành được "lợi ích cốt lõi" từ các khu vực này.

Theo Nhân dân Nhật báo, nếu Mỹ tiếp tục "chống lưng" các quốc gia này thì chỉ càng dễ khiến Nga nổi giận và thậm chí có hành động cứng rắn đáp trả.

Cơ quan của BCHTW ĐCSTQ
Nhân dân Nhật báo
Cách giải quyết vấn đề khủng hoảng Ukraine của Mỹ là sử dụng các nước châu Âu làm "tốt thí". Châu Âu cuối cùng cũng phát hiện ra, mục đích của Mỹ chính là làm suy yếu sức mạnh của cả Nga lẫn liên minh châu Âu (EU). Do đó, EU đã kịp thời cử đại diện là Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande làm "đại sứ", cùng Nga và các bên xung đột Ukraine ký thỏa thuận Minsk-2 hôm 12/2. Ông John Kerry tỏ ý tuân thủ thỏa thuận Minsk, thực ra là gián tiếp cải thiện quan hệ với EU.

Bên cạnh đó, Washington hiểu rằng, Nga lúc này không phải là nước Nga thời kỳ Liên Xô mới tan rã. Nếu Mỹ "làm tới" thì chỉ khiến nước này gặp nhiều thiệt hại.

Đặc biệt, việc "giằng co" lâu ngày với Nga vô hình trung khiến Mỹ bị "lỏng tay" trong việc thực thi chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của mình.

Trong khi đó, Mỹ cũng bị "sa lầy" ở Trung Đông khi ảnh hưởng của Nga tại đây không ngừng tăng lên. Nhiều khả năng, Moscow sẽ trở thành "người chơi chính" tại khu vực này. Đây cũng là điều mà Mỹ không được phép xem thường.

Quan hệ Nga-Mỹ sẽ "phá băng"?

Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn của kênh Rossiya (Nga) hôm 18/4 cho biết, Nga và Mỹ có chung nhiều lợi ích quan trọng và cần phải hợp tác giải quyết các vấn đề chung.

Tạp chí Politics First của Anh nhận định, sự xuất hiện của đoàn đại biểu ngoại giao Mỹ tại Nga cho thấy Mỹ đã thừa nhận thất bại của chính sách trừng phạt Nga và đang dần "lắng nghe" lập trường của Nga trong các vấn đề chính trị quan trọng.

Nhân dân Nhật báo bình luận, dù sự kiện ông John Kerry sang Nga được đánh giá tích cực, nhưng vẫn còn quá sớm để nói quan hệ Nga-Mỹ đã được vãn hồi.

Những món quà mà Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tặng người đồng cấp Mỹ cũng được hãng tin Reuters lý giải là một cách ẩn dụ.

Khoai tây và cà chua được cho là "đại diện cho chính sách trừng phạt ngược của Nga đối với phương Tây do vấn đề Ukraine", và chiếc áo Ngày Chiến Thắng có thể mang ý nghĩa "ngầm" phê phán các lãnh đạo phương Tây tẩy chay ngày đại lễ của Nga.

Nga đã xích lại gần Trung Quốc hơn sau khi bị phương Tây trừng phạt, và tín hiệu tốt từ quan hệ Nga-Mỹ đã khiến Bắc Kinh không vui?

Ông Kerry đứng gần với ông Lavrov hơn là với ông Vương Nghị. "Tín hiệu tốt" từ quan hệ Nga-Mỹ khiến Trung Quốc kém vui bởi Nga đã xích lại gần Bắc Kinh từ khi bị phương Tây trừng phạt.

Nhân dân Nhật báo nhận định, quan hệ Nga-Mỹ vẫn trong tình trạng "tiến thoái lưỡng nan". Nguyên nhân không chỉ do cuộc khủng hoảng Ukraine, mà còn xuất phát từ hàng loạt chính sách kềm hãm lẫn nhau của 2 nước này từ thời Chiến tranh Lạnh.

Khi Liên Xô mới tan rã, Mỹ hoàn toàn phớt lờ việc giúp đỡ nước Nga phục hồi và phát triển, mà chỉ lo thúc đẩy "ưu thế Mỹ".

Nhưng đến khi nền kinh tế Nga dần ổn định và đi lên thì Washington quay trở lại "đánh giá cao mối đe dọa Nga", đồng thời hết sức thiếu mềm dẻo trong chính sách ngoại giao đối với Moscow.

Giới quan sát Trung Quốc chỉ ra, tiền đề để cải thiện quan hệ Nga-Mỹ là: Trong khi Mỹ "xoay trục" sang châu Á cả về kinh tế và quân sự, thì Washington chịu để lại cho Nga "bao nhiêu không gian hoạt động" trên lục địa Á-Âu?

>> Phương Tây bất ngờ quay lưng, "ném đá tơi tả" Tổng thống Ukraine

>> Hoàn Cầu: "Mỹ định mạo hiểm thì TQ cũng không ngại khoe sức mạnh"

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại