Mỹ: "Vào thời điểm cần thiết sẽ đánh bại Trung Quốc"

Hải Võ |

Website Bộ quốc phòng Mỹ đưa tin, chiến lược quân sự Mỹ 2015 tuyên bố rằng, vào thời điểm "cần thiết", nước này buộc phải đánh bại Trung Quốc cùng các phe đối đầu khác.

Chiến lược quân sự mới do Tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ - công bố ngày 1/7 (giờ địa phương), nhằm cung cấp chỉ dẫn cho quân đội Mỹ đường hướng sử dụng vũ lực để bảo vệ và phát triển lợi ích, an ninh quốc gia của nước này.

Tướng Dempsey cảnh báo nguy cơ "thấp nhưng đang tăng dần" về khả năng Mỹ xảy ra xung đột với các "thế lực lớn" mà hậu quả sẽ "vô cùng to lớn".

Trong đó, Nga, Iran, Triều Tiên và Trung Quốc bị xếp vào nhóm "đối tượng mà quân đội Mỹ phải trọng điểm đề phòng và cảnh giác".

Chiến lược này chỉ ra, quân đội Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng đối đầu với "các thế lực thách thức" như Nga, tấn công các tổ chức bạo lực cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (ISIS).

"Chúng ta (Mỹ-PV) đang hợp tác với các đồng minh để ngăn cản, kiềm chế và - nếu cần thiết - đánh bại những kẻ địch tiềm năng." - Báo cáo chiến lược của Mỹ có đoạn.

Theo tướng Dempsey, vấn đề hạt nhân Iran tạo thành mối đe dọa trực tiếp đối với chiến lược của Mỹ.

Trong khi đó, việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân cũng bị Washington xem là nguy cơ trực tiếp đối với các quốc gia láng giềng, bao gồm 2 đồng minh thân cận của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.

CTHĐ Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ
Đại tướng Martin Dempsey
Có thể không bên nào trong các quốc gia này (Nga, Iran, Triều Tiên, Trung Quốc... -PV) tìm kiếm xung đột quân sự trực diện với Mỹ-đồng minh. Tuy nhiên, mỗi nước trong số họ đều gây ra các lo ngại nghiêm trọng về an ninh mà cộng đồng quốc tế đang nỗ lực giải quyết bằng các chính sách chung, chia sẻ các thông điệp và phối hợp hành động.

Mối đe dọa Trung Quốc

Báo cáo chiến lược của Mỹ đánh giá, Trung Quốc thuộc "nhóm quốc gia khác", nhưng vẫn có thể là mối đe dọa đối với Washington.

Điều này được lý giải do Mỹ vẫn ủng hộ Trung Quốc phát triển và trở thành đối tác an ninh của họ, nhưng mặt khác cho rằng các hành vi của Bắc Kinh ở châu Á-Thái Bình Dương đang khiến tình hình khu vực căng thẳng hơn.

Ví dụ, quân đội Mỹ khẳng định, việc Trung Quốc trắng trợn tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông là phi pháp, đi ngược luật pháp quốc tế.

Cộng đồng quốc tế liên tục kêu gọi Bắc Kinh hợp tác, tránh dùng thái độ hăm dọa để giải quyết các tranh chấp.

Song để đáp lại, Trung Quốc "được nước lấn tới", gia tăng các đòi hỏi và tuyên bố ngang ngược trong khu vực, thậm chí không ngần ngại tỏ ý bành trướng sức mạnh quân sự trên các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng.

Vì vậy, "nguy cơ tiềm ẩn" Trung Quốc đối với Mỹ chủ yếu tồn tại ở các nghi vấn chiến lược trong cuộc đối đầu giữa quân đội hai nước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại