Lavrov: Nga đã tìm được "thuốc kháng độc" tốt nhất với truyền thông phương Tây

My Lan |

Ngoại trưởng Nga cho rằng đây là mùa nở rộ của truyền thông phương Tây khi bẻ cong các quy tắc trong việc khắc hoạ Nga và trích dẫn những gì ông Putin nói theo một cách tiêu cực, ngay cả khi ông ấy không thực sự nói vậy.


Trải nghiệm Fanpage Thông tin Quân sự: Mới lạ, Hấp dẫn, Đa chiều

Hãng tin Nga RT dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nghi ngờ rằng, phương Tây đang thực hiện một chiến dịch vu khống Nga, với sự giúp đỡ của một vài quan chức phương Tây: "Có phải một vài đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi ẩn chứa ý đồ ác ý khi diễn giải sau hoặc hiểu sai nội dung của những cuộc trò chuyện mật?".

"Tôi tin rằng chúng tôi đã tìm được thuốc kháng độc tốt nhất - chúng tôi đã từng tuyên bố sẵn sàng công bố nội dung đầy đủ của cuộc nói chuyện, như cách mà chúng tôi đã làm trong vụ của Barroso (Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manual Barroso) và một số vụ khác... Chúng tôi không có gì phải giấu diếm. Vâng, có một vài điều là bí mật. Nhưng về phần mình, chúng tôi không bao giờ động tới những việc can thiệp vào nội bộ nước khác".

Tuyên bố này được Ngoại trưởng Nga đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Nga Putin cáo buộc Mỹ gây bất ổn hệ thống chính trị toàn cầu bằng các chính sách đầy ích kỉ và đạo đức giả.

Trong thời gian gần đây, Nga liên tục lên tiếng bác bỏ và bày tỏ sự tức giận về việc Tổng thống Putin bị trích dẫn sai, hoặc bị hiểu sai lời.

Putin: Gấu thì sẽ không cần xin phép ai hết! Putin: "Gấu thì sẽ không cần xin phép ai hết!"

Tổng thống Putin đã phản đối quan điểm của phương Tây về Nga bằng cách dẫn ra câu ngạn ngữ Latinh "Quod licet Iovi, non licet bovi".

Hồi tháng 9, tờ La Repubblica (Ý) đăng tin, trong một cuộc điện đàm, Tổng thống Nga Putin từng tuyên bố với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jose Manual Barroso rằng ông "có thể chiếm Kiev trong 2 tuần", nếu muốn.

Theo La Repubblica, ông Barroso được cho là đã kể lại câu chuyện này với các nhà lãnh đạo trong một cuộc họp thượng đỉnh kín của Liên minh châu Âu EU với hàm ý rằng, Tổng thống Putin đã sử dụng giọng đe doạ.

Phương Tây đã dựa vào tuyên bố này và cáo buộc đây là lời đe doạ của Putin đối với NATO sau khi khối này thông báo về một kế hoạch xây dựng một lực lượng tinh nhuệ phản ứng nhanh gồm 4.000 quân, có khả năng hoạt động khắp Đông Âu trong 48 giờ nhằm đối phó với Nga.

Trước sự xôn xao của dư luận, cố vấn chính sách đối ngoại của điện Kremlin Yuri Ushakov đã lên tiếng khẳng định rằng tuyên bố "chiếm Kiev trong vài tuần" của ông Putin mang ý nghĩa khác và rằng nó đã bị đưa ra khỏi ngữ cảnh. Moscow cũng tuyên bố sẵn sàng công khai toàn bộ nội dung cuộc điện đàm để làm sáng tỏ vấn đề đang gây tranh cãi.

Cáo buộc Putin muốn chia Ukraine:Cựu Thủ tướng Ba Lan lên tiếng Cáo buộc "Putin muốn chia Ukraine":Cựu Thủ tướng Ba Lan lên tiếng

Kênh thông tấn xã độc lập Ukraine đưa tin, Cựu Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã nói rõ trên đài phát thanh TOK FM rằng không hề có chuyện Tổng thống Nga đề nghị chia chác Ukraine.

Mới đây hơn, Chủ tịch Hạ viện, cựu Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã đưa ra một tuyên bố gây xôn xao không kém rằng, năm 2008, ông từng nghe thấy Tổng thống Nga đề nghị Thủ tướng Ba Lan khi đó là Donald Tusk cùng chia chác Ukraine: "Ông ấy muốn chúng tôi tham gia vụ chia chác Ukraine... Đây là một trong những điều đầu tiên mà Putin nói với Thủ tướng của chúng tôi, Donald Tusk, khi ông ấy thăm Moscow (năm 2008)... Ông ấy tiếp tục nói rằng...Lwow là một thành phố của Ba Lan và rằng vì sao chúng tôi không cùng nhau tách nó ra". Lời tiết lộ chấn động này của ông Sikorski xuất hiện trong cuộc phỏng vấn của ông với tờ Politico.

Phát biểu này của vị cựu Ngoại trưởng Ba Lan đã khiến Nga và nhiều quan chức Ba Lan rất tức giận. Ông này cũng đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích rằng chính ông đã bịa ra cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Putin và Tusk.

Phát ngôn viên Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã gọi những cáo buộc của Sikorski là "hoàn toàn vô nghĩa".

Cựu Ngoại trưởng Sikorski cũng giải thích rằng tờ Politico đã hiểu sai và "diễn giải quá lên" những gì ông nói. Ông này sau đó đã liên tục sửa cáo buộc của mình khi nói rằng không tự mình nghe thấy cuộc trò chuyện này và rằng đề nghị của ông Putin thực chất được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest.

Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã phủ nhận các thông tin trên" Chẳng có cuộc gặp nào với Tổng thống Putin, cũng chẳng có bất kỳ lời đề nghị nào như vậy cả... Toàn bộ mọi chuyện cho thấy trí nhớ con người có thể gây hiểu nhầm đến mức nào".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại