Báo Mỹ: "Hãy xem đòn trừng phạt của phương Tây 'giết' Nga ra sao"

Thu Hiền |

Các dự đoán của một vài chuyên gia kinh tế rằng, những biện pháp cấm vận, trừng phạt sẽ tác động rất tiêu cực đến kinh tế Nga, trên thực tế đã không xảy ra.

Chuyên gia Kenneth Raposa nhận định, những lệnh cấm vận mà EU và Mỹ áp đặt lên Nga đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong nền kinh tế nước này, song cũng nhờ thế mà Nga đã nổi lên trong vị thế của người thắng trận.

Trong bài viết với tiêu đề "Đây là cách mà các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã "giết" Nga", nhà phân tích này chỉ ra rằng, cổ phiếu của quỹ chứng khoán Market Vectors Russia ETF (RSX) tăng 41,5% kể từ đầu năm, còn giá trị của đồng rúp cũng tăng 17%.

Thêm vào đó, tuần trước, nhà bán lẻ hàng tạp hóa lớn nhất tại Nga Magnet đã công bố, doanh thu bán lẻ tăng 28,73% trong tháng Tư, và có 163 cửa hàng mới được khai trương.

Ngân hàng Trung ương của Liên bang Nga đã thành công trong việc đối phó khủng hoảng tiền tệ tồi tệ nhất tại Nga trong một thập kỷ qua.

Các nhà phân tích tin rằng Ngân hàng Trung ương Nga hiện đang đạt tới một vị trí mà ở đó, nó có cơ hội để bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và hạ mức lãi suất tới 9,5% vào cuối năm - mức thấp hơn so với trước khủng hoảng.

Thặng dư ngân sách hiện nay ở Nga dự kiến ​​sẽ tăng lên 70 tỷ USD (chiếm 5,5% GDP) vào cuối năm, so với mức 59 tỷ USD (tương đương 3,2% GDP) trong năm ngoái.

Trong bảng xếp hạng Tiềm lực con người của Diễn đàn Kinh tế toàn cầu, Nga đã tăng từ vị trí thứ 55 lên thứ 26.

Trong bài báo của mình, nhà báo của tạp chí Forbes cũng lưu ý rằng, với sự phục hồi nhanh chóng của giá dầu, "mọi thứ đang bắt đầu phát triển ở Nga", và sẽ còn nhiều lĩnh vực thu hút đầu tư vào nền kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng tình hình địa chính trị và sự bất ổn của thị trường dầu mỏ vẫn là một mối đe dọa cho nền kinh tế Nga.

Dù vậy, theo quan điểm của ông này, chính sự cách xa giữa dự đoán và thực tế sẽ khiến các nước châu Âu dần dần phải từ bỏ cơ chế trừng phạt của mình, có thể là vào cuối năm nay.

Chuyên gia kinh tế
Kenneth Raposa
McDonald đã phải rời Crimea, General Motors cũng đã rời St. Petersburg... Có lẽ Nga chỉ càng được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng này.

Điều đáng chú ý là các chuyên gia Nga cũng đồng quan điểm với ông Raposa.

Trang mạng Nga RusVesna dẫn lời Chủ tịch Liên đoàn các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga Alexander Shokhin tin rằng, việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào các nhà sản xuất Nga thậm chí có thể không tác động tích cực đến sự phát triển của họ.

“Các nhà sản xuất hàng hóa Nga vừa bắt đầu một chu kỳ thay thế nhập khẩu và vẫn chưa đạt tới mức như đã lên kế hoạch”.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga, ông Igor Shuvalov, cũng tin tưởng, đối với các nhà sản xuất hàng hóa Nga đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế.

Giới lãnh đạo phương Tây và Mỹ đã từng hi vọng, khi ngấm đòn trừng phạt, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao, người dân Nga sẽ thay đổi thái độ đối với Tổng thống Putin, còn Nga khi đó cũng phải có "thái độ" khác đối với Mỹ và phương Tây về vấn đề ở Ukraine.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama lớn tiếng tuyên bố, các biện pháp trừng phạt đã làm cho nền kinh tế Nga "tả tơi".

Tuy nhiên, tuyên bố này ngay lập tức bị các nhà đầu tư và chuyên gia phương Tây phê phán mạnh mẽ. Họ không đồng ý với tuyên bố của Tổng thống Obama và cho rằng ông đã quá vội vã với kết luận này.

"Lằn ranh cực nguy hiểm" trên Biển Đông mà cả TQ và Mỹ đều sợ

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại