Vụ Su-24: Nga đã thấy hết, nhưng bất lực!

Đại tá Trần Danh Bảng |

Tên lửa đạn đạo tốc độ siêu cao mà radar Nga còn phát hiện được, thì tiêm kích F-16 với tốc độ dưới 1M khi bắn Su-24 chẳng là gì, chúng đã bị phát hiện và theo dõi từ rất sớm.

LTS: Lực lượng phòng không và phòng không vũ trụ của Nga đang có những bước tiến mạnh mẽ, được trang bị ngày càng nhiều hơn các loại vũ khí, khí tài hiện đại, trong đó có các hệ thống radar tiên tiến bậc nhất thế giới.

Tuy nhiên, để có được những bước tiến ấy, Lực lượng Phòng không - Không quân Liên Xô (sau này là Nga) đã phải "rút sợi dây kinh nghiệm" khá dài.

Trận trọng giới thiệu cùng bạn đọc tuyến bài: Vũ khí nào khiến Nga “nhìn thấy hết trên vòm trời” của Đại tá Trần Danh Bảng về vấn đề này.

KỲ 1: Cậu nhóc đáp xuống Quảng Trường Đỏ - 309 sĩ quan Liên Xô mất chức

KỲ 2: NGA THẤY HẾT, NHƯNG KHÔNG PHÒNG NỔI KẺ CẮN TRỘM

Vào thập kỷ 80 và 90 của Thế kỷ trước, các trạm radar Dnepr-M và Daryal thuộc hàng radar cự phách, chúng được bố trí cố định cả trong trong và ngoài lãnh thổ Nga, hình thành mạng lưới phòng thủ không gian, cảnh báo sớm từ xa hàng nghìn km.

Tuy nhiên, các loại radar này đã dần trở nên lạc hậu và các trạm đặt ngoài lãnh thổ nước Nga vấp phải những trục trặc do nước sở tại vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan đã không còn muốn chúng hoạt động nữa. Vì vậy, buộc Nga phải chuyển hướng.

 
đại tá trần danh bảng
 

Để có thể đánh chặn và tiêu diệt các loại vũ khí tấn công hiện đại không thể sử dụng hệ thống phòng không thông thường.

Bởi vì thời gian tên lửa siêu âm bay diệt mục tiêu chỉ được tính bằng phút kể từ khi rời bệ phóng, do đó phía phòng thủ sẽ không kịp trở tay để đưa ra các biện pháp bảo vệ mục tiêu an toàn.

Hệ thống Voronezh: Khắc tinh của mọi vật thể bay

Có người cho rằng radar dòng Voronezh mới ra đời gần đây của Nga là sản phẩm của tình thế như kiểu “cùng tắc biến”. Không phải vậy. Hệ thống radar mới lớp Voronezh là một đột phá công nghệ hoàn toàn mới so với dòng radar cũ.

"Voronezh" tuy đồ sộ, cao lớn như 1 tòa nhà 10 tầng, nhưng được ứng dụng nhiều công nghệ mới, số hóa hoàn toàn, chúng có khả năng phát hiện, theo dõi, kiểm soát tới 500 mục tiêu cùng lúc trong không gian, từ cự ly 6.000 - 8.000 km.

Chúng có 2 phiên bản Voronezh-M sử dụng băng sóng mét và Voronezh-DM sử dụng băng sóng dm.


Trạm radar cảnh báo sớm tên lửa Voronezh-M của Nga.

Trạm radar cảnh báo sớm tên lửa Voronezh-M của Nga.

Trong giai đoạn đến năm 2018, các trạm radar sẽ được xây dựng trên khắp lãnh thổ Nga và sẽ được tích hợp trong một hệ thống duy nhất để ngăn chặn sự tấn công của các tên lửa đạn đạo từ mọi hướng, sẵn sàng hoạt động ở mức độ cao.

Nó đủ sức phát hiện các vụ nổ hạt nhân, theo dõi một số vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo, phát hiện sớm các vụ phóng và xác định sơ bộ tọa độ đường bay của tên lửa đạn đạo…

Hiện nay, radar Voronezh-DM là radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, sử dụng anten mạng pha có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km. Khi tăng công suất, trạm có thể đạt tầm quan sát 8.000 km.

Tất cả các mục tiêu trong tầm phát hiện của Voronezh-DM đều được hiển thị rõ ràng lên các màn hình LCD cỡ lớn, độ phân giải cao để có thể đánh giá về đối phương.

Theo nguyên lý truyền dẫn sóng điện từ trường, bước sóng dài cho phép phát và thu rất xa. Trạm Voronezh–M đặt tại Irkutsk sử dụng bước sóng mét. Trạm Voronezh-DM đặt tại vùng Kalinin sử dụng bước sóng decimet.

"Voronezh" có thời gian triển khai nhanh hơn nhiều so với các trạm cũ, độ tin cậy cao và tiết giảm được tới 40% chi phí hoạt động. Công suất tiêu thu điện năng cũng giảm đi nhiều lần.

Kíp trắc thủ khai thác, quản lý vùng trời, kiểm soát không gian cũng chỉ cần hơn 10 người. Việc xây dựng nó chỉ trong vòng 12-18 tháng (radar thế hệ trước để đi vào hoạt động mất từ 5 năm đến 9 năm).

Có thể khái quát, các phần tử phát của radar Voronezh có công suất cực lớn. Nhờ ứng dụng thuật toán độc đáo, cao cấp, các phần tử thu của Voronezh có độ nhạy, độ chọn lọc mục tiêu cực cao, được tính toán nhanh, hiện thị tức thời.


Các hình rẻ quạt màu đen chính là vùng bao phủ của các trạm radar tầm xa Voronezh-DM của Nga.

Các hình rẻ quạt màu đen chính là vùng bao phủ của các trạm radar tầm xa Voronezh-DM của Nga.

Do vậy, hiệu quả phát hiện của các trạm radar Voronezh rất tuyệt hảo và tin cậy Đồng thời, việc liên kết và truyền dẫn tín hiệu được tính theo thời gian thực, hầu như không có độ giữ chậm tín hiệu.

Nên Voronezh hiển thị mục tiêu tại chỗ hay hiển thị tại Sở chỉ huy phòng thủ không gian quốc gia là đồng thời. Nga đã có thê yên tâm hơn về vòm trời rộng lớn của mình và các vùng cần quan tâm.

Theo các nguồn tin tiết lộ, 4 trạm radar thế hệ mới Voronezh đã được triển khai.

Một trạm Voronezh-M đặt tại khu vực làng Lekhtusi Petersburg một trạm radar Voronezh-DM tại vùng Krasnodar.

Một trạm radar Voronezh-DM khác ở khu vực Kaliningrad trong suốt năm 2011 đã làm việc trong chế độ chiến đấu thử nghiệm, đưa vào trực chiến chính thức từ tháng 12-2014.

Nó giám sát hiệu quả các vụ phóng tên lửa trên toàn lục địa châu Âu cũng như khu vực Bắc Đại Tây Dương, trong đó cả hoạt động hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa châu Âu.

Còn trạm radar Voronezh-M ở khu vực Irkutsk đã hoàn thành. Tại Irkutsk nó có vùng kiểm soát tăng gấp đôi, phương vị quét đến 240 độ, có thể phát hiện các mục tiêu đạn đạo ở rất xa, tầm soát một vòng cung kéo dài từ Ấn Độ, qua Trung Quốc đến Đông Bắc Mỹ.

Cùng với các trạm Voronezh, Nga còn có nhiều trạm radar cảnh báo sớm có công suất lớn được triển khai ở nhiều khu vực, cho phép “gối sóng” kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Nga và nhiều hướng quan trọng.

Được biết, để khép kín không gian rộng lớn bằng lưới sóng radar trong 24/24 giờ tốt hơn nữa, Nga cần phải xây dựng ở các khu vực khác nhau 8 trạm như Voronezh.

Nga còn sở hữu những hệ thống radar siêu mạnh

Thiếu tướng Andrei Demin, Tư lệnh quân chủng Phòng không Nga từng cho biết, trong vài năm tới lực lượng Không quân - Vũ trụ của Nga sẽ nhận được tới hơn 300 hệ thống radar thế hệ mới, có tính năng hết sức hiện đại.

Năm 2015, biên chế trực chiến ở khu vực thủ đô Moscow đã có khoảng 50% là những tổ hợp radar thế hệ mới tự động hóa.

Nga kỳ vọng đến năm 2020 các phương tiện theo dõi và phòng thủ tên lửa sẽ tăng đến 80% thiết bị radar mới tiên tiến nhất và 100% tự động hóa.

Trong trang bị của các trung đoàn radar có các trạm, đài theo dõi tất cả các đối tượng ở độ cao trung bình và thấp. Họ  sử dụng các radar như dòng “Nebo”, "Kasta” và "Gamma".

Về tầm chiến dịch, chiến lược, trong năm 2014, Nga khởi động thử nghiệm hệ thống radar mới "Container".

Đó là loại radar được thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu trên không cơ động cao, bao gồm cả tên lửa hành trình và máy bay không người lái, từ lúc chúng bắt đầu lăn bánh cho đến cất cánh.

Với tầm hoạt động lên tới 3.000km, loại radar này có thể bao phủ gần hết châu Âu.

Radar Container được kỳ vọng là át chủ bài trong hệ thống chống trinh thám và cảnh báo tấn công bằng đường không, vũ trụ của quân đội Nga trong tương lai. Hiện hệ thống radar thế hệ mới Container đang trong quá trình thử nghiệm chiến đấu.

Tư lệnh Demin còn tiết lộ, Nga còn trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa bao gồm radar Don-2N (Pill Box) và tổ hợp chống tên lửa với các tên lửa đánh chặn tầm ngắn bố trí dưới căn cứ ngầm.

Radar này được thiết kế là một khối chop tứ giác cụt bốn mặt. Nó có chiều cao 33m, chiều dài mỗi cạnh đáy là 130m, chiều dài các cạnh đỉnh của hình chóp cụt là 90m.

Don-2N có tính năng siêu mạnh, có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo trước khi nó tiếp cận mục tiêu 15 phút.


Một trạm radar Don-2N của Nga.

Một trạm radar Don-2N của Nga.

Tại thủ đô Moscow, radar DON-2N có thể quét các khu vực xung quanh Moscow ở bán kính 3.700 km, được mô tả là  “cho phép phát hiện trong không gian, bất kể vật thể bay nào có kích thước bằng quả bóng chày”!

Như thế, khả năng cảnh báo sớm của Nga sẽ rất siêu đẳng, khi một tên lửa đạn đạo có vận tốc lên tới trên 25M vừa xuất hiện (quãng đường 5000km nó chỉ bay mất 10 phút), là Nga đã “nhìn thấy sớm” trên vòm trời.

Không để bất ngờ

Thừa hưởng kết quả từ công cuộc cải tổ quân đội, nhất là từ năm 2012 đến nay, trong đó có việc tăng cường khí tài trang bị trinh sát điện tử, quản lý không gian mạng, kiểm soát vũ trụ…

Nga thông báo, các lực lượng trực chiến thuộc hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa và hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga đã phát hiện bằng  radar "Voronezh" đặt tại Lekhtusi vụ phóng tên lửa tại  bãi bắn "Kiruna" (Thụy Điển) và "Anna" (Na Uy).

Trong năm 2013 Nga đã phát hiện được khoảng 40 vụ phóng tên lửa và thiết bị không gian ở trong nước và nước ngoài.

Hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa của Nga đã không để lọt một tên lửa nào từ đài và “tổng trạm”  của họ. Việc này cho thấy, các hệ thống cảnh báo sớm của Nga luôn sẵn sàng chiến đấu rất cao.

Vào ngày 3-9-2013, có 2 quả "tên lửa đạn đạo mục tiêu" do quân đội Israel phóng ở Địa Trung Hải đã bị radar cảnh báo sớm ở Armavir của Nga phát hiện. (ảnh: 2)

Từ năm 2013, Nga đặt radar tính năng cao tại Armavir, vùng Krasnodar Krai nhằm bù sóng đầy đặn cho việc chấm dứt hoạt động của trạm radar Gabala tại Azerbaijan. Trạm Armavir “gánh” tốt việc kiểm soát vùng Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Iraq và toàn bộ Trung Đông.

Việc Israel đã bí mật phóng tên lửa Arrow-2 bị Nga phát hiện, các chuyên gia quân sự Israel miễn cưỡng thừa nhận, hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa của Moscow đã phát hiện được cả tên lửa đánh chặn Arrow 2 và tên lửa mục tiêu được bắn từ Địa Trung Hải.

Cũng  trong năm 2014, Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga đã phát hiện tất cả các vụ phóng tên lửa đạn đạo diễn ra trên lãnh thổ “các nước đối tác” và 6 lần cảnh báo về các vật thể vũ trụ tiến tới gần Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), trong đó có các mảnh rác vũ trụ.

Đồng thời Nga phát hiện 189 thiết bị vũ trụ và đã đưa vào danh sách theo dõi, trong đó có 161 thiết bị và phương tiện vũ trụ của nước ngoài.

Lời kết

Đến đây, chúng ta đã thấy sự đổi mới rất lớn của hệ thống radar tầm xa, phòng thủ không gian của Nga.

Nhưng chúng ta còn có thể lý giải được một vấn đề rất thời sự, từ một nơi rất xa, Không quân cường kích Nga tới oanh kích quân IS tại các làng mạc, thành phố Sirya từ cuối tháng 9-2015.

Bên cạnh các nguồn tin tình báo mặt đất, ảnh vệ tinh, không ảnh từ các loại máy bay chụp hành tung của quân IS.

Hệ thống radar tầm xa, tầm gần của Nga đã là chỗ dự tin cậy, đề các phi công Nga, Sirya thỏa sức thao diễn các kỹ thuật đánh phá mục tiêu, mà không lo có bất cứ lực lượng chặn kích nào cản trở.

Mạch của tư duy về vấn đề này là, tên lửa đạn đạo tốc độ siêu cao radar Nga còn phát hiện được, thì máy bay không quân tiêm kích tốc độ chậm, trên dưới M2, thì phát hiện sớm là quá dễ.

Trừ khi “những thế lực mang mục đích xấu” “cắn trộm”, như láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ của Sirya mới đây.

Việc Nga đưa ra công khai đường bay của tốp Su-24 và điểm gần nhau của tốp F-16 (Thổ Nhĩ Kỳ), chứng tỏ radar Nga nhìn thấy rõ mọi diễn biến trên không.

Chỉ có điều Nga không ngờ có “kẻ” ở An-ka-ra lại “thọc dao sau lung” Nga mà thôi. Chắc chắn vùng trời này, Nga sẽ tăng cường “trường sóng điện từ radar” hiệu quả hơn trước.

Ở đây chưa nói là dòng radar cơ động chiến thuật của Nga, họ có vài chục kiểu, loại, sử dụng đủ các loại băng sóng, tính năng cao. Sử dụng sóng càng ngắn càng “nhìn thấy” càng chính xác. Sử dụng băng sóng dài thì phát hiện được từ rất xa.

Tất cả gối lên nhau, bù cho nhau, triệt tiêu vùng mù tuyệt đối, giao hội, so sánh đúng độ cao bay…

Trên không lại có máy bay tiêm kích đa năng Su-30SM được dẫn tốt “bao vùng”, dưới đất canh tầng cao có SAM các loại, trong đó phải kể đến S-400 mới triển khai tuần này, tầng thấp có tổ hợp pháo/tên lửa Pantsir-S1.

Các lực lượng của NATO và của Mỹ ở khu vực này cũng rất tỉnh táo và nhạy cảm lắm. “Chớ coi thường Không quân - vũ trụ và lực lượng phòng thủ không gian Nga”. Các tướng dạn dày xung đột của NATO đã phải thốt lên như vậy.

Đúng là thế nước có lúc mạnh, lúc suy, Nga đã là cường quốc thì Mỹ - NATO chớ nên khinh suất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại