Vì sao Mỹ đặc biệt lo ngại tên lửa DF-5 Trung Quốc?

Vy Lam |

Theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc đang nhanh chóng nâng cấp kho tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ silo của nước này, để chúng có thể mang theo nhiều đầu đạn độc lập.

Hãng tin RT (Nga) cho biết, động thái này diễn ra sau nhiều thập kỷ Bắc Kinh phải bỏ tiền mua công nghệ, nó cho thấy một bước thay đổi chiến lược của Trung Quốc.

Trong những năm qua, đã có nhiều suy đoán rằng Trung Quốc đang nâng cấp một trong số các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) kích cỡ lớn với công nghệ MIRV, cho phép một tên lửa có thể mang nhiều đầu đạn và dùng chúng tấn công các mục tiêu riêng lẻ.

Đánh giá này đã được chính phủ Mỹ xác nhận trong báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân đội Trung Quốc, trong đó chú ý đến tên lửa DF-5 – tên lửa nhiên liệu lỏng cỡ lớn của Trung Quốc, có khả năng vươn tới Mỹ nhờ khả năng mang đầu đạn MIRV.

Cận cảnh tên lửa DF-5 trong silo phóng cố định trong lòng đất. Tên lửa này vẫn là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

Hình ảnh được cho là tên lửa DF-5 trong silo phóng cố định trong lòng đất. Tên lửa này vẫn là trụ cột cho năng lực răn đe hạt nhân của Trung Quốc.

Bản báo cáo cho biết thêm rằng, tên lửa DF-41 – ICBM di động nhiên liệu rắn, với kích cỡ nhỏ hơn, cũng “có thể mang theo các đầu đạn MIRV”.

Theo tờ New York Times (NYT), tính tới nay, đã có tới một nửa trong số 20 tên lửa DF-5 của Trung Quốc được nâng cấp.

Tờ báo dẫn lời nhiều chuyên gia quân sự cho biết, theo ước tính, mỗi tên lửa này có thể mang 3 đầu đạn, làm tăng số đầu đạn mà Bắc Kinh có thể bắn vào đối phương từ 20 lên tới 40 đầu đạn.

“Lực lượng khiêm tốn của Trung Quốc đang dần trở nên lớn hơn và khả năng hạn chế của nó cũng đang dần mạnh hơn” - Hans M. Kristensen, Giám đốc dự án Thông tin hạt nhân thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, nói với NYT.

Trong một báo cáo trước đó, Kristensen cho biết Trung Quốc có thể đang nâng cấp kho vũ khí để đáp trả việc Mỹ tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo toàn cầu.

Hình ảnh được cho là của tên lửa đạn đạo DF-41 Trung Quốc xuất hiện trên một số trang mạng quân sự của nước này hồi tháng 2/2014
Hình ảnh được cho là của tên lửa đạn đạo DF-41 xuất hiện trên một số trang mạng quân sự nước này hồi tháng 2/2014

Washington tuyên bố họ cần hệ thống này để bảo vệ nước Mỹ và đồng minh trước một cuộc tấn công tiềm năng từ phía Iran và Triều Tiên.

Tuy nhiên, các chuyên gia chiến lược tại Moscow và Bắc Kinh cho rằng đó là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước mình.

Theo Kristensen, trong trường hợp này, thay vì giảm bớt mối đe dọa với nước Mỹ thì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ lại có vẻ làm tăng mối đe dọa.

Đó là do nó kích động Bắc Kinh phát triển công nghệ MIRV cho tên lửa đạn đạo, mang lại cho các tên lửa này khả năng phá hủy nhiều thành phố của Mỹ hơn nếu xảy ra chiến tranh.

Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đang phát triển nhiều loại công nghệ để có thể xuyên thủng các lá chắn tên lửa.

“Trung Quốc đang nghiên cứu một loạt các công nghệ để tìm cách đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ và các nước khác, trong đó có công nghệ MIRV, gây nhiễu, lá chắn nhiệt…” – Báo cáo của Lầu Năm Góc viết.

Trung Quốc được cho là đã có công nghệ cần thiết giúp thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để lắp lên tên lửa trong nhiều thập kỷ, tuy nhiên, Bắc Kinh quyết định không câng cấp kho vũ khí của nước này.

Chiến lược răn đe hạt nhân của Bắc Kinh hướng tới mục tiêu tích lũy số lượng vũ khí hạt nhân đủ lớn để chúng có thể sống sót trong một cuộc tấn công hạt nhân và sau đó đáp trả, mang lại sự thiệt hại lớn cho đối phương.

Theo chuyên gia Ashley J. Tellis tại tổ chức Carnegie Endowment for International Peace (một mạng lưới trung tâm nghiên cứu chính sách toàn cầu).

“Đây rõ ràng là một phần nỗ lực của Trung Quốc để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh lâu dài với Mỹ.

Trung Quốc vốn luôn sợ hãi ưu thế hạt nhân của Mỹ”.

Động thái nâng cấp kho tên lửa của Trung Quốc dù nhỏ nhưng có thể kéo theo những nỗ lực tương tự từ các quốc gia hạt nhân khác trong khu vực, như Ấn Độ và Pakistan.

Cho tới nay, mới chỉ có Mỹ, Nga, Anh và Pháp triển khai các ICBM mang đầu đạn MIRV.

>>> "Muốn chặn Trung Quốc, Nhật Bản cần 800 tên lửa Tomahawk"

>>> "Trung Đông chỉ có 4 phút nếu Iran phóng tên lửa"

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại