TQ có thể "làm mù" tên lửa bằng thiết bị nhỏ như... chiếc vali

Việt Long |

Quân đội Trung Quốc có thể sớm vô hiệu hóa các cảm biến trên tên lửa của đối phương nhờ một thiết bị có kích thước chỉ bằng chiếc vali.

Tờ SCMP (Hồng Kông) cho biết, một bước ngoặt trong công nghệ laser có thể mang lại cho quân đội Trung Quốc khả năng "làm mù" các cảm biến gắn trên tên lửa hay thậm chí các vệ tinh của đối phương.

Điều này thực hiện được nhờ một thiết bị nhỏ, cỡ chỉ bằng chiếc vali, thay vì những thiết bị lớn cỡ như chiếc container thường thấy trên các tàu chiến.

Theo SCMP, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Li Zhiyuan dẫn đầu cùng các nhà nghiên cứu Viện Vật lý học trực thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc thông báo rằng họ đã thành công trong việc đơn giản hóa cơ chế phức tạp tạo ra tia laser tần số cao.

Trong đó, máy phát laser siêu nhanh kích cỡ lớn dùng để vô hiệu hóa các tên lửa tầm nhiệt trên tàu chiến có thể được thu nhỏ xuống cỡ... một chiếc vali xách tay và có thể gắn trên máy bay, xe tăng hay thậm chí trang bị cho cá nhân binh lính.


Các hệ thống vũ khí laser hiện nay đều rất cồng kềnh.

Các hệ thống vũ khí laser hiện nay đều rất cồng kềnh.

Theo Giáo sư Liu Qiang thuộc Đại học Tsinghua, Bắc Kinh: “Đây là một thành tự có tính bước ngoặt. Trước đây, chưa có ai tạo ra được tia laser tấn số cao như vậy trên mảnh tinh thể đơn".

Ông Liu cho biết, công nghệ trên sẽ đơn giản hóa đáng kể quy trình sản sinh ra tia laser tần số cao và giảm thiểu kích cỡ của các thiết bị có liên quan.

Kể từ khi công nghệ laser được phát minh, các nhà khoa học đã nỗ lực tăng tần số của các tia laser bằng cách giảm bước sóng của chúng.

Được phát triển trong nhiều thập kỷ nhưng ứng dụng của laser chỉ hạn chế trong phòng thí nghiệm hoặc trong các ca phẫu thuật mắt vì chúng đòi hỏi chi phí và độ phức tạp rất lớn.

Mặc dù vậy, nhiều nước đã tham gia cuộc đua phát triển công nghệ này để ứng dụng trong lĩnh vực quân sự.

Ví dụ, Hải quân Mỹ đã triển khai một dự án trong năm 2012 để phát triển hệ thống laser siêu nhanh, có tác dụng "làm mù" các cảm biến hồng ngoại gắn trên tên lửa.

Ngoài phá hủy mục tiêu đối phương, các tia laser siêu nhanh còn được sử dụng để đối phó các dữ liệu liên lạc bị mã hóa và phát hiện máy bay tàng hình. Tuy nhiên, các nguyên mẫu đầu tiên ứng dụng vào lĩnh vực quân sự rất cồng kềnh và nặng nề.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Li đã giải quyết được bài toán này.

Họ phát triển một tinh thể đặc biệt với lithium và niobium, có thể chuyển một chùm tia laser thông thường thành các sóng tần số cao với bước sóng ngắn 350 nanomet hoặc nhanh hơn 3 lần so với hệ thống laser siêu nhanh được sử dụng hiện nay.

Nhóm nghiên cứu đề cập trong báo cáo rằng: “công nghệ này ẩn chưa phương pháp đầy hứa hẹn, giúp tăng cường năng lượng rất lớn của công nghệ laser”.

Giáo sư Liu cho biết, thách thức lớn nhất là sự thất thoát năng lượng trong quá trình chuyển đổi tần số. Hệ thống laser càng lớn thì mức năng lượng hao hụt càng nhiều.

Hiệu suất chuyển đổi tần số của tinh thể mà nhóm nghiên cứu tạo ra là 18%, có nghĩa là 82% năng lượng sẽ bị hạo hụt. Song, theo ông Liu, như vậy tỷ lệ hiệu quả vẫn còn "rất cao" so với hệ thống laser cực nhanh hiện có.

Trung Quốc hiện là một trong nhiều nước đang chạy đua phát triển công nghệ laser để ứng dụng vào lĩnh vực quân sự.


Tàu USS Ponce của Mỹ thử nghiệm vũ khí laser.

Tàu USS Ponce của Mỹ thử nghiệm vũ khí laser.

Hãng Boeing của Mỹ trong tháng 8/2015 đã giới thiệu hệ thống vũ khí laser có khả năng phát hủy các mục tiêu của đối phương ở cách xa hàng trăm dặm.

Năm ngoái, Hải quân Mỹ cũng triển khai trên vịnh Ba Tư một hệ thống vũ khí laser hồng ngoại được lắp đặt trên tàu chiến. Giới chức Mỹ cho rằng loại vũ khí này có khả năng bắn hạ UAV và vô hiệu hóa các tàu chiến khác.

Trong khi đó, quân đội Nga cũng đã cân nhắc phục hồi những chiếc xe tăng được trang bị vũ khí laser sau hơn hai thập kỷ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại