Tìm hiểu tàu hộ vệ tên lửa tiền thân của Molniya

Tuấn Trung |

Nanuchka Dự án 1234 được xem là tiền thân của thế hệ tàu hộ vệ tên lửa tiên tiến Molniya đang phục vụ trong biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam.

Nanuchka là tên định danh của NATO dành cho lớp tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ (corvette) Dự án 1234 Ovod (Gadfly) của Hải quân Liên Xô.

Có tất cả 47 chiếc được đóng tại nhà máy đóng tàu Petrovski ở Leningrad và Ulis ở Vladivostok trong khoảng thời gian 1967 - 1987.

Trong số 47 tàu có 10 chiếc thuộc phân lớp Nanuchka I (Dự án 1234), 19 chiếc Nanuchka III (Dự án 1234.1), 1 chiếc Nanuchka IV (Dự án 1234.2) và 10 chiếc phiên bản xuất khẩu Nanuchka II (Dự án 1234E).

 

Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa Nanuchka I.

Trong số 47 tàu có 10 chiếc thuộc phân lớp Nanuchka I (Dự án 1234), 19 chiếc Nanuchka III (Dự án 1234.1), 1 chiếc Nanuchka IV (Dự án 1234.2) và 10 chiếc phiên bản xuất khẩu Nanuchka II (Dự án 1234E).

Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa Nanuchka I.

Thông số kỹ thuật cơ bản: lượng giãn nước tiêu chuẩn 560 tấn và lên đến 660 tấn khi đầy tải; dài 59,3 m; rộng 12,6 m; mớn nước 2,7 m;  thủy thủ đoàn 60 người.

 

Tàu được trang bị 3 động cơ diesel 3 trục M520/521 công suất 30.000 mã lực (22.371 kW) cho phép chạy với tốc độ tối đa 32 hải lý/h (59 km/h); tầm hoạt động 2.500 hải lý (4.630 km) khi chạy ở tốc độ 12 hải lý/h (22 km/h) hoặc 900 hải lý (1.667 km) khi chạy ở tốc độ 30 hải lý/h (56 km/h).

Thông số kỹ thuật cơ bản: lượng giãn nước tiêu chuẩn 560 tấn và lên đến 660 tấn khi đầy tải; dài 59,3 m; rộng 12,6 m; mớn nước 2,7 m;  thủy thủ đoàn 60 người.

Tàu được trang bị 3 động cơ diesel 3 trục M520/521 công suất 30.000 mã lực (22.371 kW) cho phép chạy với tốc độ tối đa 32 hải lý/h (59 km/h).

Tầm hoạt động 2.500 hải lý (4.630 km) khi chạy ở tốc độ 12 hải lý/h (22 km/h) hoặc 900 hải lý (1.667 km) khi chạy ở tốc độ 30 hải lý/h (56 km/h).

Hệ thống điện tử trên tàu gồm radar kiểm soát trên không Peel Pair; radar kiểm soát hỏa lực Muff Cob (được thay thế bằng Bass Tilt trên Nanuchka III); radar kiểm soát hỏa lực tên lửa chống hạm Band Stand; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa phòng không Pop Group.

 

Biến thế Nanuchka III/IV còn được bổ sung hệ thống tác chiến điện tử Foot Ball-A và Half Hat-B.

Hệ thống điện tử trên tàu gồm radar kiểm soát trên không Peel Pair; radar kiểm soát hỏa lực Muff Cob (được thay thế bằng Bass Tilt trên Nanuchka III);

Radar kiểm soát hỏa lực tên lửa chống hạm Band Stand; radar kiểm soát hỏa lực tên lửa phòng không Pop Group.

Biến thế Nanuchka III/IV còn được bổ sung hệ thống tác chiến điện tử Foot Ball-A và Half Hat-B.

Các tàu tên lửa lớp Nanuchka của Hải quân Liên Xô/Nga được thiết kế xoay quanh tên lửa hành trình đối hạm P-120 Malakhit (NATO SS-N-9 Siren) với 6 tên lửa bố trí trong 2 cụm 3 ống phóng.

 

Tên lửa P-120 có trọng lượng 3.000 kg; dài 8,84 m; đường kính 762 mm; sải cánh 2,6 m; tốc độ Mach 0,9; tầm bắn 110 km; mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 500 kg hay đầu đạn hạt nhân 200 kT.

Các tàu tên lửa lớp Nanuchka I/III của Hải quân Liên Xô/Nga được thiết kế xoay quanh tên lửa hành trình đối hạm P-120 Malakhit (NATO SS-N-9 Siren) với 6 tên lửa bố trí trong 2 cụm 3 ống phóng.

Tên lửa P-120 có trọng lượng 3.000 kg; dài 8,84 m; đường kính 762 mm; sải cánh 2,6 m; tốc độ Mach 0,9; tầm bắn 110 km; mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 500 kg hay đầu đạn hạt nhân 200 kT.

P-120 Malakhit có đặc điểm độc nhất vô nhị đó là ngoài radar chủ động, tên lửa còn được trang bị thêm một đầu dò hồng ngoại treo dưới bụng. Trong ảnh: Tên lửa SS-N-9 Siren được bắn đi từ tàu hộ vệ tên lửa Nanuchka.

Tuy nhiên đối với phiên bản xuất khẩu Nanuchka II, 6 tên lửa P-120 Malakhit đã bị thay thế bằng 4 tên lửa P-15 Termit (SS-N-2 Styx) có hiệu suất chiến đấu kém hơn.

 

Trong ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa Nanuchka II.

Tuy nhiên đối với phiên bản xuất khẩu Nanuchka II, 6 tên lửa P-120 Malakhit đã bị thay thế bằng 4 tên lửa P-15 Termit (SS-N-2 Styx) có hiệu suất chiến đấu kém hơn.Trong ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa Nanuchka II.

Hiện nay Hải quân Algeria đang tiến hành trang bị 16 tên lửa 3M24 Uran (SS-N-25 Switchblade) cho những tàu Nanuchka II của họ thay cho P-15 Termit. Trong ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa Nanuchka II của Algeria sau khi hoán cải.

Ngoài ra Hải quân Nga còn có trong biên chế 1 chiếc Nanuchka IV đang được sử dụng với vai trò thử nghiệm lắp đặt tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Oniks.

Vũ khí thứ hai của các tàu hộ vệ tên lửa Nanuchka là pháo 57 mm nòng đôi AK-725.

Pháo AK-725 có trọng lượng 14,27 tấn; tầm bắn 8,4 km; tốc độ bắn 200 phát/phút có thể chống lại mục tiêu trên biển và trên không với các kiểu đạn nổ mảnh vạch đường, đạn nổ mạnh HE.

Trên phiên bản Nanuchka III/IV, pháo AK-725 bị thay thế bằng AK-176 cỡ 76,2 mm và còn được bổ sung 1 pháo phòng không cao tốc AK-630 cỡ 30 mm. Trong ảnh: Pháo AK-176 và AK-630 trên tàu Nanuchka III.

Hỏa lực phòng không chính của Nanuchka là 20 tên lửa phòng không SA-N-4 Osa (phiên bản hải quân của SA-8 Gecko) dùng để chống lại các cuộc tấn công từ máy bay và tên lửa đối hạm.

SA-N-4 có tầm bắn 15 km, tốc độ 1.020 m/s, mang theo đầu đạn nặng 16 kg.

Hiện nay Hải quân Nga đã cho nghỉ hưu toàn bộ số tàu Nanuchka I và đang duy trì 11 chiếc Nanuchka III cùng 1 chiếc Nanuchka IV trong biên chế.

Phiên bản xuất khẩu Nanuchka II chỉ có 3 chiếc còn hoạt động trong lực lượng Hải quân Algeria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại