Tiêm kích "thế hệ 4-" dành cho những quốc gia có ngân sách eo hẹp

Phi Yến |

Một số máy bay chiến đấu thế hệ cũ sau khi trải qua nâng cấp đã có sức mạnh được đánh giá ngang hàng với tiêm kích thế hệ 4 hiện đại.

Nếu như tiêm kích thế hệ 4+ là dành cho những quốc gia có tiềm lực kinh tế hùng mạnh thì các máy bay chiến đấu nâng cấp theo chuẩn thế hệ 4 (thường được gọi là 4-) sau đây lại tỏ ra đặc biệt phù hợp với những nước nghèo có ngân sách quốc phòng hạn chế.

1. Kfir TC.10

Tiêm kích Kfir của Israel

IAI Kfir (Sư tử non) là loại máy bay tiêm kích đánh chặn hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do Israel nghiên cứu chế tạo từ cuối những năm 1960 dựa trên nguyên mẫu Mirage-5 của Pháp. Về cơ bản, Kfir chính là Mirage-5 nhưng được trang bị động cơ cùng các thiết bị điện tử do Israel sản xuất.

Kfir được thiết kế với cánh delta kéo dài, không có cánh đuôi nhưng lại sử dụng cánh mũi. Thông số cơ bản: chiều dài 15,65 m; sải cánh 8,21 m; cao 4,55 m; trọng lượng rỗng 7,28 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 14,67 tấn. Máy bay được trang bị 1 động cơ phản lực General Electric J79 công suất 52,89 kN (83,4 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội) cho tốc độ tối đa 2.240 km/h; bán kính chiến đấu 768 km; trần bay 17.680 m; tải trọng vũ khí 6.085 kg.

Đã có tất cả trên 220 chiếc Kfir được sản xuất bởi IAI, những máy bay này phục vụ trong không quân Israel từ năm 1975 đến năm 1996 thì bị loại biên và được niêm cất bảo quản tại sa mạc Negev. Mặc dù đã nhận sổ hưu nhưng do được chế tạo bằng vật liệu có độ bền cao nên tình trạng của những chiếc Kfir này vẫn còn khá tốt và có tiềm năng hiện đại hóa rất lớn.

Phiên bản nâng cấp Kfir TC.10

Gần đây Israel đã giới thiệu biến thể nâng cấp Kfir TC.10 (phiên bản 2 người điều khiển nâng cấp từ Kfir TC.7) được cho là mang lại sức mạnh chiến đấu vượt trội cho những chiếc tiêm kích thế hệ cũ này với giá thành rất rẻ: chỉ có 4,5 triệu USD (đây là giá mua mới, không phải nâng cấp từ máy bay có sẵn). Khách hàng đầu tiên của Kfir TC.10 là Không quân Colombia với hợp đồng mua lại 24 chiếc.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở biến thể nâng cấp Kfir TC.10 đó là máy bay được trang bị cái mũi mới khá lạ mắt, có kích thước lớn hơn rất nhiều so với nguyên bản để mang theo radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (tầm trinh sát lên tới 150 km), bên cạnh đó máy bay còn được hiện đại hóa buồng lái với 2 màn hình hiển thị đa chức năng, hệ thống điều khiển “Fly by wire”, hỗ trợ chuẩn liên kết Link 16…

Sau nâng cấp, Kfir TC.10 đã trở thành một chiếc tiêm kích đa năng mạnh mẽ, linh hoạt, có thể sử dụng các loại vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không Python-5, Derby; tên lửa không đối đất Maverick… hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu tác chiến hiện đại.

Nâng cấp giữa vòng đời: Việt Nam sẽ chọn Su-27SKM hay Su-27SM2? Nâng cấp giữa vòng đời: Việt Nam sẽ chọn Su-27SKM hay Su-27SM2?

Su-27SKM và Su-27SM2 là 2 gói nâng cấp sẽ mang lại sức mạnh chiến đấu vượt trội cho những chiếc tiêm kích phòng không Su-27SK/UBK của Việt Nam.

2. Su-22M5

Máy bay Su-22M5 của Peru

Sukhoi Su-22 Fitter - cường kích cánh cụp cánh xòe được phát triển từ tiêm kích-bom Su-7 hiện đang giữ vai trò máy bay chiến đấu xương sống của Không quân Việt Nam và một số quốc gia Đông Âu. Điểm yếu của Su-22 đó là mũi máy bay không được trang bị radar mà chỉ có hệ thống ngắm bắn Klen-PS/54, do đó không mang được các loại tên lửa dẫn đường bằng radar hiện đại, ngoài ra kết cấu cánh cụp cánh xòe còn khiến Su-22 rất khó thực hiện các thao tác vận động phức tạp - điều kiện sống còn trong không chiến tầm ngắn. Để có thể đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới thì việc nâng cấp Su-22 là yêu cầu vô cùng cấp thiết.

Đáp ứng nhu cầu trên, liên doanh giữa Sukhoi và Sextant Avionique của Pháp đã giới thiệu phiên bản Su-22M5 được đánh giá là gói nâng cấp toàn diện nhất, mang lại sức mạnh chiến đấu vượt trội cho những chiếc cường kích Su-22M3/M4 lạc hậu.

Đáng chú ý nhất trong gói nâng cấp này là hệ thống ngắm bắn quang học Klen-PS/54 trên chóp mũi được thay thế bằng radar đa năng Phathom (sản phẩm liên doanh giữa Phazatron và Thomson-CSF) có thể phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar 5 m2 từ khoảng cách 75 km, theo dõi 10 mục tiêu và tấn công 2 mục tiêu cùng lúc.

Bên cạnh đó cánh cụp xòe cũ của Su-22 còn được thay thế bằng cánh mới gắn cố định ở góc 450. Ngoài ra máy bay còn được trang bị máy tính trung tâm và hệ thống truyền dữ liệu MIL-STD-1553; hệ thống dẫn hướng-tấn công PrNK-5; buồng lái mới kiểu nhà kính cùng màn hình hiển thị trên mũ phi công Cobra HMD; hệ thống đo xa laser/tìm kiếm các mục tiêu được đánh dấu laser Thomson-CSF TMV 630… Nếu khách hàng yêu cầu, Su-22M5 sẽ được gắn thêm một cần tiếp dầu trên không và hệ thống điều khiển HOTAS cũng như thay đổi một số thiết bị điện tử khác.

Cấu hình tiêm kích phòng không và cường kích tấn công của Su-22M5

Kết quả của một quá trình nâng cấp phức tạp và tốn kém, Su-22M5 đã trở thành một máy bay chiến đấu đa năng có thể đảm đương tất cả các nhiệm vụ từ tiêm kích đánh chặn cho tới tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Tuy nhiên, tương ứng với việc nâng cao khả năng chiến đấu của máy bay, gói nâng cấp này có giá khá đắt, ước tính lên tới 5 triệu USD.

Uy lực thực sự của tên lửa phòng không do Việt Nam cải tiến Uy lực thực sự của tên lửa phòng không do Việt Nam cải tiến

Với hệ thống TLPK S-125-2TM nâng cấp, có thể khẳng định rằng lực lượng phòng không Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc trong tình hình mới.

3. MiG-21-93

Máy bay chiến đấu MiG-21-93

Mikoyan-Gurevich MiG-21 là dòng tiêm kích huyền thoại của thế kỷ 20, giữ 3 kỷ lục gồm: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không; máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II và máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.

Tuy nhiên hiện nay MiG-21 đã rất lỗi thời, lạc hậu về nhiều mặt (radar tầm trinh sát rất ngắn, vũ khí hiệu suất kém…) vì vậy đòi hỏi cần phải có sự thay thế nhưng trong tình cảnh ngân sách hạn hẹp của đa số quốc gia còn sử dụng thì việc nâng cấp, hiện đại hóa MiG-21 lại là ý tưởng phù hợp hơn cả.

Nhiều quốc gia đã đưa ra một số gói nâng cấp nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu cho dòng tiêm kích huyền thoại này trong đó nổi tiếng nhất là phiên bản MiG-21-93 của Nga.

MiG-21-93 được trang bị hệ thống điện tử, vũ khí tiên tiến. Cụ thể, máy bay lắp đặt radar điều khiển hỏa lực Kopyo có tầm hoạt động 57 km, theo dõi đồng thời 10 mục tiêu và tiêu diệt 2 trong số đó. Trước khi nâng cấp, MiG-21 chỉ có khả năng mang tên lửa không đối không thế hệ cũ như R-3S, R-60, thì nay đã có thể mang các loại tên lửa không đối không tiên tiến như R-73, R-27, R-77 thậm chí cả tên lửa chống radar Kh-25MP.

Buồng lái hiện đại của MiG-21-93

Nhìn chung MiG-21-93 tập trung nâng cấp mạnh yếu tố hỏa lực cho khả năng không chiến tầm xa tăng gấp 10 lần so với nguyên bản. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự quốc tế, MiG-21-93 có khả năng đối phó với biến thể F-16 đời đầu của Mỹ, giá thành của gói nâng cấp này ước tính 4,5 triệu USD.

Máy bay chiến đấu MiG-21-93

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại