Thế lực nào rúng động sau tuyên bố sắt đá của Putin?

Lê Ngọc Thống |

Theo Tổng thống Putin, đã đến lúc Nga không sợ bất kỳ một sức mạnh nào, không ai, kể cả Mỹ có thể bảo kê được cho kẻ nào đánh bom máy bay Nga vừa qua mà không bị trừng trị.

Vị trí độc tôn của Mỹ bị thách thức nghiêm trọng

Mười hai năm về trước, năm 2003, lực lượng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu bất ngờ ném bom Iraq rồi cho lục quân vượt biên giới xâm lược nước này và lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein.

Chiến tranh Iraq 2003 thực chất là 1 cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ-Anh muốn dựng lên 1 chính phủ thân họ và sẵn sàng cho các công ty Mỹ và Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của quốc gia Trung Đông này.

 
Chuyên gia Lê Ngọc Thống
Kỹ sư chỉ huy-Hoa tiêu. Nguyên sỹ quan Tham mưu Hải quân.

Nét nổi bật của cuộc chiến này là việc Mỹ đã rất thành công trong việc tạo cớ đưa quân vào Iraq. Khi ấy Mỹ một mực khẳng định rằng Iraq vẫn đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt (gồm vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học).

Đồng thời, họ cho rằng Iraq có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Và đương nhiên họ lợi dụng điều 51 của Hiến chương LHQ để tấn công Iraq dù thế giới phản đối, bởi bằng chứng không có tính thuyết phục.

Còn nhớ trước đó, sau vụ khủng bố 11/9/2001 vào nước Mỹ, Mỹ và NATO đã thực hiện điều 5 của hiệp ước và điều 51 Hiến chương LHQ tấn công Afghanistan để tiêu diệt Taliban và Al Qaeda.


Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell giơ 1 chiếc lọ con mà ông nói có khả năng mang bệnh than, khi trình bày với Hội đồng Bảo an LHQ về bằng chứng cáo buộc Iraq tiến hành chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ảnh: AP.

Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell giơ 1 chiếc lọ con mà ông nói có khả năng mang bệnh than, khi trình bày với Hội đồng Bảo an LHQ về bằng chứng cáo buộc Iraq tiến hành chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ảnh: AP.

Tại sao Mỹ, Anh làm mưa làm gió, bất chấp? Đó là vì sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới chỉ một cực do Mỹ đứng đầu mà không một thế lực nào như Nga và Trung Quốc có thể cạnh tranh nổi.

Tuy nhiên, ngày nay, đã có sự thay đổi, vị trí độc tôn của Mỹ bị Trung Quốc và đặc biệt là Nga thách thức nghiêm trọng, khiến cho Mỹ và NATO không thể muốn làm gì được nấy ở Syria như đã từng ở Iraq và Lybia.

Chỉ trong một thời gian ngắn cầm quyền, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng ekip của mình đã khôi phục sức mạnh Liên Xô trước đây và không những thế sức mạnh này nhiều mặt còn nguy hiểm hơn so với Mỹ.

Nếu như trong cuộc chiến Gruzia, Mỹ-NATO đang chủ quan coi thường Nga và đến vụ khủng hoảng Ukraine, Mỹ-NATO vẫn chưa tin tuyên bố của Nga rằng, “đã kết thúc thế giới đơn cực”… thì đến chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã khiến Mỹ-NATO hoảng hốt, lo sợ.

Nga không còn là “cửa dưới” như Mỹ-NATO đã tưởng bấy lâu nay và Mỹ-NATO đừng có đùa với lợi ích Nga.

Trong bối cảnh đó, sau khi Nga chính thức đưa ra kết luận điều tra chiếc máy bay chở 224 hành khách bị cài bom, nổ tung trên bầu trời bán đảo Sinai ngày 31/10 thì ngày 17/11, tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, TT. Putin tuyên bố hết sức cứng rắn.

 
Tổng thống nga v. putin
Vụ giết hại nhân dân của chúng ta ở Sinai là một trong những tội phạm đẫm máu nhất. Chúng ta sẽ không lau nước mắt trong tâm hồn và trái tim chúng ta. Nỗi đau này sẽ ở mãi trong chúng ta. Nhưng điều đó không cản trở việc chúng ta truy lùng và trừng phạt những kẻ tội phạm… Chúng ta sẽ hành động theo khoản 51 Điều lệ Liên Hiệp Quốc về quyền tự vệ của mỗi quốc gia. Những ai đang cố hỗ trợ tội phạm phải biết rằng họ sẽ phải chịu hậu quả của việc che giấu đó.

Thế lực nào rúng động sau tuyên bố của Putin?

Như vậy, nếu như sau vụ 11/9, Mỹ lập tức tấn công vào Afghanistan thì liệu Nga có dám làm như Mỹ khi tìm ra kẻ nào, quốc gia nào, dung dưỡng, che dấu quân khủng bố đánh bom máy bay Nga hay không?

Dấu hiệu nào chứng tỏ Nga sẽ kiên quyết thực thi mà không sợ bất kỳ quốc gia nào trên thế giới? Và, hành động của Nga nếu như thực thi có khác gì với hành động của Mỹ trong thời gian qua?

Trước tiên, dù cùng thực hiện điều 51 hiến chương LHQ nhưng Nga và Mỹ hoàn toàn khác nhau về mục đích.

Thực tế cho thấy, mục đích của Mỹ chống khủng bố, tấn công khủng bố là thực hiện cuộc chiến địa chính trị toàn cầu bằng cường quyền, nhằm củng cố địa vị, lợi ích của một cường quốc bá chủ thế giới.

Âm thầm gây dựng các lực lượng đối lập, để lật đổ và can thiệp bằng chống khủng bố, xuất khẩu “cách mạng màu” vào bất cứ quốc gia nào trái ý…là hành động thường thấy của Mỹ-phương Tây bởi cái gậy NATO từ sau chiến tranh lạnh đến nay.

Vì vậy, chống khủng bố hay tấn công khủng bố với Mỹ chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích.

Với Nga, chúng ta không đánh giá thấp tham vọng toàn cầu của Tổng thống Putin, nhưng với khả năng hiện tại, Nga tấn công khủng bố chỉ là để tự vệ.

Hành động Nga tại Ukraine, tại Syria cũng chỉ là tự vệ, bảo vệ lợi ích an ninh cốt lõi, khi Mỹ-NATO tiến về phía Đông và có ý đồ hất Nga ra khỏi Trung Đông mà thôi.

Qua 2 dấu hiệu sau đây, chúng ta chắc rằng Nga sẽ thực hiện những gì Tổng thống của họ tuyên bố.

Thứ nhất, Nga treo giải cho ai, tổ chức nào phát hiện ra kẻ khủng bố… lớn nhất từ trước đến nay, nếu như Mỹ 35 triệu USD trong vụ Al Qaeda thì Nga 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ ý chí quyết tâm truy tìm, tiêu diệt khủng bố của Nga là rất cao.


Máy bay tiêm kích bom Su-34 hiện đại của KQ Nga tham chiến ở Syria.

Máy bay tiêm kích bom Su-34 hiện đại của KQ Nga tham chiến ở Syria.

Thứ hai, sau tuyên bố của Tổng thống Putin, Nga lập tức sử dụng các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, phóng những loại tên lửa hiện đại nhất, tầm xa, có độ chính xác cao vào IS trên chiến trường Syria.

Thật ra, về khía cạnh quân sự, tại Syria, Nga không cần thiết phải tung 3 loại máy bay chiến lược để đánh phá IS, trong khi thực tế lực lượng cài bom trên máy bay Nga không ở Syria.

Thế nhưng, Nga vẫn tung lực lượng này vào, ngoài việc thử vũ khí trong thực chiến thì còn có ý đồ sâu xa hơn là hoàn thiện, tích lũy kinh nghiệm tấn công “phẫu thuật” của 3 lực lượng này kết hợp với tên lửa Kalibr của hải quân Nga trong tương lai.

Chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Trung tâm Chính trị - Quân sự Moscow State Institute, ông Mikhail Alexandrov cho rằng:

“Các quốc gia hỗ trợ cho khủng bố là Saud Arabia, Qatar và Thổ Nhỹ Kỳ. Đằng sau Thổ là phương Tây còn tại Qatar, Saudi Arabia thì Mỹ và châu Âu có nhiều lợi ích…

Nhưng, Tổng thống Nga, với ý chí mạnh mẽ, sẽ không đắn đo khi tấn công “phẫu thuật” vào đó nếu quốc gia đó che dấu, hỗ trợ khủng bố tổ chức đánh bom máy bay Nga vừa qua. Mỹ và phương Tây có thể làm gì?

Muốn đối đầu với vũ khí hạt nhân của Nga chỉ vì những con tốt thí đó?”.

Vấn đề đã rõ, đã đến lúc Nga không sợ bất kỳ một sức mạnh nào, không ai, có thể bảo kê được cho kẻ nào đánh bom máy bay Nga vừa qua mà không bị trừng trị.

Mỹ làm được thì Nga cũng làm được. Mỹ làm để cai trị, chiếm giữ, còn Nga thì chỉ đơn giản là trừng trị.

Do đó, tuyên bố của Nga bởi Tổng thống Putin ngày 17/11 là lời tuyên chiến với quân khủng bố và những kẻ tài trợ hỗ trợ, chứa chấp quân khủng bố. Sẽ có kẻ rúng động với cuộc chiến này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại