Tên lửa Nga khiến Mỹ toát mồ hôi

Những tên lửa mới của Nga sẽ vô hiệu hóa sức mạnh quân sự của Mỹ trong một khu vực địa chính trị rộng lớn.

Khi người Mỹ xúc động

Trong bài phát biểu mới đây tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 69, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi những hành động của Nga là mối đe dọa chủ yếu đối với thế giới, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo.

Báo chí Nga đã gọi phát biểu của ông Obama là sự công kích đối với nước Nga và mang tính giận dữ, không thích hợp, đồng thời đặt câu hỏi điều gì có thể khiến tổng thống của cường quốc mạnh nhất thế giới xúc động đến như vậy.

Ông Obama phát biểu tại ĐHĐ LHQ khóa 69
Ông Obama phát biểu tại ĐHĐ LHQ khóa 69

Trong bài viết đăng tải trên tờ Bình luận quân sự, tác giả Konstantin Dushenov lý giải rằng có thể thông tin về các loại tên lửa có cánh mới phóng từ biển của Nga chính là nguyên nhân khiến ông Obama “xúc động” đến thế.

Trong một cuộc họp hồi tuần trước ở Novorossisk, đích thân Tổng thống Nga Putin đã công bó về việc triển khai các loại tên lửa mới này. Theo đó, những tên lửa này đang vô hiệu hóa sức mạnh của Mỹ và khiến Washington mất đi sự vượt trội về quân sự ở một khu vực địa chính trị rộng lớn, từ Warszawa đến Kabul, từ Rome đến Baghdad.

Xe chiến đấu M2 Mỹ có vũ khí xuyên thủng giáp của BMP-3 Nga Xe chiến đấu M2 Mỹ có vũ khí xuyên thủng giáp của BMP-3 Nga

Mỹ đang thử nghiệm module chiến đấu mới lắp đặt trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley để có thể đánh bại loại xe BMP-3 của Nga trong tương lai.

Món quà thứ nhất

Ngày 10/9, truyền thông Nga đưa tin rộng rãi rằng Tổng thống Putin đã đích thân lãnh đạo Ủy ban Công nghiệp quốc phòng, vốn trước đó vẫn thuộc sự quản lý của chính phủ. Ông Putin cũng yêu cầu đến trước tháng 12/2014 phải chuẩn bị xong phương án mới của Học thuyết quân sự Nga.

Tổng thống Putin đã đề nghị thảo luận một cách chi tiết những hệ thống vũ khí nào nước Nga cần phát triển để đáp trả một cách hiệu quả những mối đe dọa mới. Ông Putin cũng xác định một trong những hướng đi chủ yếu trong việc phát triển công nghiệp quốc phòng là vũ khí chính xác cao và nhấn mạnh rằng trong những năm tới, cần phải đảm bảo phát triển đột phá tất cả các thành tố của loại vũ khí này.

Ngoài ra, ông chủ Điện Kremlin cũng tuyên bố rằng cần phải chế tạo các mẫu vũ khí trang thiết bị quy chuẩn hóa và các phương tiện đa năng, đặc biệt chú trọng tới Hải quân với các dự án chế tạo tàu mới đa năng về vũ khí và các hệ thống điều khiển, liên lạc.

Căn cứ để Tổng thống Putin nêu ra những bước đi này là việc nước Nga cần phản ứng trước những mối đe dọa an ninh mới. Ông Putin nói thẳng các vòng đàm phán không có kết quả và Mỹ vẫn tiếp tục triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, trong đó có ở châu Âu và Alaska nằm sát biên giới Nga.

Mỹ vẫn tiếp tục triển khai các thành tố NMD cả trên bộ và trên biển sát biên giới Nga bất chấp sự phản đối từ Moskva

Mỹ vẫn tiếp tục triển khai các thành tố NMD cả trên bộ và trên biển sát biên giới Nga bất chấp sự phản đối từ Moskva

Ông Putin sau đó còn châm chọc rằng “ngoài ra còn có những thứ khác khiến Nga phải lo lắng” và ám chỉ tới một số “món quà” không mấy dễ chịu mà Nga sẽ dành cho các “đối tác phương Tây” với mục đích chủ yếu là để họ “không còn bị loạn thần kinh”.

Theo tác giả Dushenov, ban đầu giới phân tích ít để ý đến những từ ngữ mà Tổng thống Putin sử dụng như “món quà” hay “loạn thần kinh” bởi họ coi đó đơn giản là lời nói hình ảnh, cách nói bóng gió thông thường của ông Putin nhằm thể hiện sự kiên quyết trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga. Chỉ một số ít chú ý tới những ngôn từ này và khi đó họ đã đoán ra “chú Vova” đang chuẩn bị những “món quà” cho “chú Sam”.

Tên lửa Nga thách thức sức mạnh quân sự Mỹ như thế nào? Tên lửa Nga thách thức sức mạnh quân sự Mỹ như thế nào?

Trong lịch sử, Không quân Mỹ đã không ít lần bị “bẽ mặt” trước các vụ máy bay bị tấn công bằng tên lửa do Liên Xô/Nga sản xuất.

Ngày 23/9, Tổng thống Putin tiếp tục có mặt tại Novorossisk để tiến hành phiên họp về vấn đề phát triển các cảng biển. Tại đây, Đô đốc Vitko đã báo cáo về tiến độ xây dựng các căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở Novorossisk. Đô đốc Vitko cho biết “các tàu ngầm sẽ bố trí tại các căn cứ này đều được trang bị tên lửa có cánh tầm xa và tính bí mật của các tàu ngầm này khi xuất kích từ các điểm neo đậu ở Novorossisk cao hơn ở Sevastopol.

Khi đó, Tổng thống Putin đã rất quan tâm tới tầm xa chính xác của các tên lửa có cánh được nhắc tới. Đô đốc Vitko đã trả lời là “trên 1.500 km. Kế hoạch sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2016.

Đoạn hội thoại này sau đó đã được tất cả các kênh truyền hình trung ương phát đi và các hãng thông tấn lớn đăng tải.

Có gì đặc biệt?

Câu hỏi đặt ra là “vậy thì có gì đặc biệt”. Theo phân tích của báo chí Nga, trước hết cần phải nói về những tàu ngầm sẽ được bố trí tại quân cảng Novorossisk. Đó chính là những tàu ngầm thuộc dự án 636.3, phiên bản Varshavyanka được hiện đại hóa sâu.

Varshavyanka là tàu ngầm điện-diesel cỡ lớn thế hệ thứ ba có từ thời Liên Xô. Thế hệ đầu tiên của nó chính là Dự án 641, thế hệ thứ hai là 641B. Đến năm 1983, xuất hiện tàu ngầm thế hệ thứ 3 thuộc dự án 877 với tên gọi Varshavyanka với ý định trang bị không chỉ cho Hải quân Liên Xô mà còn cho các nước trong Khối hiệp ước Warszawa. Phiên bản hiện đại hóa của loại tàu ngầm này hiện được khai thác dưới tên gọi Dự án 636.

Tàu ngầm B-261 Novorossisk thuộc Dự án 636.3

Tàu ngầm B-261 Novorossisk thuộc Dự án 636.3

Ban đầu, Varshavyaka không được thiết kế để trang bị tên lửa. Sau đó, việc chế tạo tên lửa để có thể phóng từ loại tàu ngầm này được bắt đầu từ năm 1983. Khi đó, tàu ngầm Dự án 877 đã được đưa vào biên chế cho Hải quân Liên Xô nhưng phải tới năm 1993, tức là 10 năm sau, vụ phóng tên lửa đầu tiên từ loại tàu ngầm này mới được thực hiện.

Loại tên lửa đầu tiên dành cho các tàu ngầm Varshavyank Dự án 877 là tên lửa có cánh Biryuza, về sau này là Kalibr với tầm bắn tối đa được công bố lên tới 300 km.

Varshavyank Dự án 877 khi được chế tạo là loại tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới và cũng là tàu ngầm phi hạt nhân duy nhất trên thế giới được trang bị vũ khí tên lửa. Các tên lửa trang bị cho loại tàu ngầm này cũng là mẫu tên lửa tên lửa có cánh đầu tiên của Liên Xô được bắn từ các máy bắn ngư lôi 533 mm.

Cho tới khi đó, các máy bắn ngư lôi loại này chỉ được sử dụng cho các tên lửa đạn đạo như 81R, 83R, 84R và các phiên bản của chúng với tầm bắn trên 50 km.

Các tàu ngầm Varshavyanka thuộc Hạm đội Biển Đen của nga sẽ được trang bị loại tên lửa mới có tầm bắn trên 1.500 km

Các tàu ngầm Varshavyanka thuộc Hạm đội Biển Đen của nga sẽ được trang bị loại tên lửa mới có tầm bắn trên 1.500 km

Như vậy, việc Varshavyanka được trang bị tên lửa có cánh với tầm bắn trên 1.500 km là cả một bước tiến lớn. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch (bố trí tên lửa có cánh với tầm bắn trên 1.500 km trong máy phóng ngư lôi 533 mm) thì đây là bước đột phá của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Ngoài ra, thành tựu này của Nga cũng đồng nghĩa với sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược quân sự của Mỹ cũng như thay đổi về chất cán cân lực lượng nghiêng về phía có lợi cho Nga. Khi đó, bất kỳ tàu chiến nào của Nga, không chỉ tàu ngầm mà kể cả tàu mặt nước, cũng có thể trở thành các phương tiện mang tên lửa chiến lược. Tại sao lại là chiến lược? Chiến lược bởi việc trang bị đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa này chỉ còn là vấn đề thời gian và ý chí chính trị của Điện Kremlin.

Món quà thứ hai

Ngày 29/9, Nga cùng các nước trong khu vực tiến hành Hội nghị thượng đỉnh Caspi. Hội nghị được tổ chức tại thành phố Astrakhan ở miền Nam nước Nga với sự tham dự của nguyên thủ các nước Nga, Azerbaijan, Iran, Turkmenistan và Kazakhstan. Lần đầu tiên các nước đã ra được tuyên bố chung làm cơ sở cho một công ước trong tương lai về quy chế pháp lý của biển Caspi.

Tổng thống Nga Putin đánh giá thỏa thuận 5 bên này đã đáp ứng lợi ích lâu dài của tất cả các bên, coi sự hợp tác của 5 nước vùng Caspi sẽ giúp củng cố an ninh trong khu vực bởi tất cả đều thống nhất loại trừ sự hiện diện của lực lượng vũ trang “ngoại khối” trong khu vực.

Lãnh đạo các nước tại Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ IV

Lãnh đạo các nước tại Hội nghị thượng đỉnh Caspi lần thứ IV

Giữa lúc đó, có thông tin về việc Hạm đội Caspi của Nga sẽ được trang bị 9 chiếc tàu tên lửa loại nhỏ thuộc Dự án 21631 “Buyan-M”. Các tàu ngày có lượng choán nước chỉ là 950 tấn, được trang bị động cơ phụt nước và rất cơ động. Các tàu này được trang bị các tổ hợp tên lửa Kalibr với số lượng 8 tên lửa mỗi tàu và được bố trí trong ống phóng thẳng đứng.

Câu hỏi đặt ra là Nga sử dụng các tàu tên lửa loại nhỏ cùng tên lửa Kalibr để làm gì. Kalibr có khả năng tiêu diệt cả tàu khu trục song không có nước nào ở ven biển Caspi sử dụng loại tàu này trong khu vực. Trong khi đó, với tầm bắn 300 km, Kalibr chỉ có thể tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Azerbaijan, Iran, Turkmenistan và Kazakhstan.

Tuy nhiên, cần tính xa hơn bởi các tàu Buyan có thể sẽ được trang bị các lên lửa tầm xa mới mà Đô đốc Vitko đã đề cập.

Giữa Moskva và Washington từng có một hiệp ước ký năm 1987, theo đó cấm Nga và Mỹ triển khai tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn trên 500 km. Tuy nhiên, hiệp ước này lại không có hiệu lực đối với tên lửa phóng từ biển. Điều đó có nghĩa là 9 chiếc tàu Buyan nếu được trang bị loại tên lửa có cánh mới có thể cùng lúc tiêu diệt 72 mục tiêu ở tầm xa trên 1.500 km.

Tàu tên lửa Buyan-M trên biển Caspi
Tàu tên lửa Buyan-M trên biển Caspi

Như vậy, các tàu Buyan ở Caspi kết hợp với các tàu ngầm Varshavyank của Hạm đội Biển Đen được trang bị loại tên lửa có cánh mới sẽ bao quát một phạm vi rộng lớn. Khi đó, Warszawa và Rome, Baghdad và Kabul cùng các điểm neo đậu và các cụm tàu tấn công mặt nước của Hạm đội 6 của Mỹ ở Địa Trung Hải đều nằm trong tầm ngắm của tên lửa Nga. Kể cả Israel, phần lớn bờ phía Nam của Địa Trung Hải cũng không nằm ngoài tầm bắn của các tên lửa mới mà Nga sẽ đưa vào trang bị.

Trong khi đó, Mỹ chưa có cách nào để triển khai lực lượng đối phó với “mối đe dọa bất ngờ” từ Nga. Ở Biển Đen, Mỹ bị hạn chế bởi Công ước Montreux, thiết lập năm 1936. Theo Công ước, tàu chiến từ các quốc gia không giáp Biển Đen chỉ có thể ở trong vùng biển này tối đa 21 ngày. Ngoài ra, để được phép đi qua hai eo biển, tàu không được có trọng tải vượt 45.000 tấn. Còn ở khu vực Caspi, 5 quốc gia ven biển này đã nhất trí không chấp nhận sự hiện diện quân sự của một nước “lạ mặt”.

Nga vẫn chưa tiết lộ cụ thể loại tên lửa mới với tầm bắn trên 1.500 km là gì. Tuy nhiên, lời nói của một Tổng thống và một Tư lệnh Hải quân (Đô đốc Vitko) không phải là chuyện phiếm. Đây là những món quà bất ngờ mà Nga dành cho Mỹ và chắc hẳn sẽ còn nhiều “món quà” khác đang chờ đợi “chú Sam”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại