Tàu ngầm Pskov lên Bắc Cực và chiến lược của Nga

Theo cơ quan báo chí của Hải quân Nga, tàu ngầm hạt nhân Pskov đang trên hành trình trở lại Hạm đội Biển Bắc sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp.


Những hình ảnh trên được kênh truyền hình RT công bố ngày 30/12 cho thấy tàu ngầm Pskov đang rẽ sóng để trở về căn cứ tại cảng Vidyayevo và tái gia nhập lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội phương Bắc.

Những hình ảnh trên được kênh truyền hình RT công bố ngày 30/12 cho thấy tàu ngầm Pskov đang rẽ sóng để trở về căn cứ tại cảng Vidyayevo và tái gia nhập lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội phương Bắc.


Thuyền trưởng Andrei Luzik của tàu Pskov cho biết: “Công việc sửa chữa kỹ thuật của con tàu này đã được hoàn tất và tàu Pskov sẽ được tái trang bị vào lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội phương Bắc. Ngày 28/12, tàu ngầm Pskov đã rời nhà máy và bắt đầu hành trình quay trở về căn cứ”.

Thuyền trưởng Andrei Luzik của tàu Pskov cho biết: “Công việc sửa chữa kỹ thuật của con tàu này đã được hoàn tất và tàu Pskov sẽ được tái trang bị vào lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội phương Bắc. Ngày 28/12, tàu ngầm Pskov đã rời nhà máy và bắt đầu hành trình quay trở về căn cứ”.


Được biết, tàu ngầm Pskov thuộc đề án 945A của Liên Xô. Tất cả các tàu thuộc dự án này đều được đóng vào thập niên 1980 - 1990 bằng titan, vững chắc và có độ bền tốt hơn so với các tàu đóng bằng thép theo phương pháp truyền thống.

Được biết, tàu ngầm Pskov thuộc đề án 945A của Liên Xô. Tất cả các tàu thuộc dự án này đều được đóng vào thập niên 1980 - 1990 bằng titan, vững chắc và có độ bền tốt hơn so với các tàu đóng bằng thép theo phương pháp truyền thống.


Đặc biệt, tàu có vỏ bằng titan sẽ không bị dính vào mìn từ trường.

Đặc biệt, tàu có vỏ bằng titan sẽ không bị dính vào mìn từ trường.


Tàu ngầm nguyên tử Pskov có sức giãn nước 9,6 nghìn tấn, di chuyển với tốc độ 35 hải lý/h và lặn sâu tới 550 m. Vũ khí chính của tàu là hai bệ phóng ngư lôi loại 650 mm và 4 bệ phóng ngư lôi loại 533 mm.

Tàu ngầm nguyên tử Pskov có sức giãn nước 9,6 nghìn tấn, di chuyển với tốc độ 35 hải lý/h và lặn sâu tới 550 m. Vũ khí chính của tàu là hai bệ phóng ngư lôi loại 650 mm và 4 bệ phóng ngư lôi loại 533 mm.


Theo Sputnik, việc Nga gia tăng phương tiện quân sự tại Bắc Cực không gì khác là vì mục đích hòa bình nói chung. Bắc Cực là một môi trường hoạt động vô cùng nguy hiểm, và Nga - giống như tất cả các quốc gia Bắc Cực - dựa vào các lực lượng quân sự để thực hiện các hoạt động phi quân sự khác, bởi vì các lực lượng vũ trang có tổ chức và được huấn luyện để xử lý những rủi ro này.

Theo Sputnik, việc Nga gia tăng phương tiện quân sự tại Bắc Cực không gì khác là vì mục đích hòa bình nói chung. Bắc Cực là một môi trường hoạt động vô cùng nguy hiểm, và Nga - giống như tất cả các quốc gia Bắc Cực - dựa vào các lực lượng quân sự để thực hiện các hoạt động phi quân sự khác, bởi vì các lực lượng vũ trang có tổ chức và được huấn luyện để xử lý những rủi ro này.


Tuyến bờ biển phía Bắc kéo dài 4.800 km dọc theo bờ biển Siberia giữa Barents và Bering, nơi thiếu các trung tâm dân cư, cơ sở hạ tầng. Cùng với việc tăng cường lực lượng quân sự, Nga đang gia tăng sự hiện diện để bảo vệ bờ biển của mình trong khu vực.

Tuyến bờ biển phía Bắc kéo dài 4.800 km dọc theo bờ biển Siberia giữa Barents và Bering, nơi thiếu các trung tâm dân cư, cơ sở hạ tầng. Cùng với việc tăng cường lực lượng quân sự, Nga đang gia tăng sự hiện diện để bảo vệ bờ biển của mình trong khu vực.


Nâng cao nhận thức và năng lực điều hành chắc chắn có tác động đến vấn đề an ninh, mặc dù chủ yếu là phòng thủ. Nhưng tăng cường các khả năng cũng rất quan trọng nhằm ngăn ngừa các hoạt động tội phạm (chẳng hạn như cướp biển).

Nâng cao nhận thức và năng lực điều hành chắc chắn có tác động đến vấn đề an ninh, mặc dù chủ yếu là phòng thủ. Nhưng tăng cường các khả năng cũng rất quan trọng nhằm ngăn ngừa các hoạt động tội phạm (chẳng hạn như cướp biển).


Nhưng quan trọng hơn, sự hiện diện quân đội ở Bắc cực là cần thiết để cung cấp khả năng tìm kiếm và cứu hộ vì sự phát triển của giao thông vận tải trên các tuyến đường biển Bắc còn hạn chế và nguy cơ các tàu du lịch bị mắc kẹt là rất cao.

Nhưng quan trọng hơn, sự hiện diện quân đội ở Bắc cực là cần thiết để cung cấp khả năng tìm kiếm và cứu hộ vì sự phát triển của giao thông vận tải trên các tuyến đường biển Bắc còn hạn chế và nguy cơ các tàu du lịch bị mắc kẹt là rất cao.


Việc tăng cường lực lượng quân sự của Nga ở Bắc Cực trong những năm gần đây đã gây ra nhiều mối lo ngại ở phương Tây, nhưng hành động này thực chất không phải là một mối đe dọa đối với NATO, đặc biệt là Mỹ. Nga có quyền giám sát và bảo vệ lãnh thổ của mình, ngăn ngừa tội phạm và cung cấp sự hỗ trợ khi cần thiết.

Việc tăng cường lực lượng quân sự của Nga ở Bắc Cực trong những năm gần đây đã gây ra nhiều mối lo ngại ở phương Tây, nhưng hành động này thực chất không phải là một mối đe dọa đối với NATO, đặc biệt là Mỹ. Nga có quyền giám sát và bảo vệ lãnh thổ của mình, ngăn ngừa tội phạm và cung cấp sự hỗ trợ khi cần thiết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại