Cụ thể, F-22 Raptor hội tụ những đỉnh cao của công nghệ điện tử hàng không thế giới.
Thân máy bay được chế tạo bằng vật liệu composite công nghệ cao và hợp kim nhẹ cho phép giảm trọng lượng, tăng độ bền cơ học và khả năng tàng hình.
Cảm biến chính của F-22 là radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA AN/APG-77.
Radar này có khả năng thay đổi tần số liên tục để tránh bị phát hiện, an-ten của radar có thể hoạt động trong 120 độ ở độ cao và phương vị.
APG-77 có phạm vi phát hiện mục tiêu có RCS 1m2 ở khoảng cách 240km. Nó được đánh giá là radar trên tiêm kích tốt nhất thế giới hiện nay.
F-22 có 3 khoang vũ khí bên trong thân, trong đó có một khoang lớn dưới bụng và hai khoang nhỏ hai bên hông.
Khoang lớn có thể mang theo 6 tên lửa không đối không tầm trung, 2 khoang nhỏ có thể mang theo một tên lửa không đối không tầm ngắn mỗi khoang.
F-22 cũng có thể treo vũ khí bên ngoài cánh nhưng điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay.
Vũ khí khác gồm có 1 pháo M61A2 20 mm được bố trí ở góc cánh phải bên trong một cửa sập để đảm bảo khả năng tàng hình.
Ngoài các tên lửa không đối không, F-22 còn có thể trang bị bom thông minh JDAM, bom hàng không đường kính nhỏ GBU.
Với tính năng tàng hình, những công nghệ điện tử hàng không hiện đại bậc nhất của Mỹ được trang bị cùng với sự linh hoạt của mình, tiêm kích tiêm kích F-22 hoàn toàn có thể tự tin để đối đầu với phi đội J-11 cực đông đúc của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng, chừng ấy ưu điểm chưa khiến F-22 chiếm ưu thế tuyệt đối trước J-11 của Trung Quốc.
Mạng Sina dẫn lời Đại tá Vương Minh Lượng không đồng ý với tuyên bố của Mỹ và cho rằng, F-22 của Mỹ chủ yếu triển khai ở tuyến 1 Guam của chuỗi đảo thứ 2, bay đến Tây Thái Bình Dương tác chiến, thời gian hoạt động trên không ngắn.