QĐ Syria tự chế tạo hệ thống khắc tinh tên lửa chống tăng TOW

Lã Xuân Linh |

Được sự hỗ trợ dồi dào từ các thế lực bên ngoài, quân nổi dậy tại Syria, với tên lửa chống tăng TOW trong tay đã đốt cháy không biết bao nhiêu xe tăng quân Chính phủ.

Năm 1982, xe tăng T-72 lần đầu tiên được đưa vào thực chiến tại chiến trường Li Băng bởi Quân đội Syria và nó đã nhanh chóng chứng tỏ được mình.

30 năm sau, cũng chính họ lại tiếp tục được vinh dự là những người đầu tiên sử dụng T-90 trên mặt trận chống khủng bố, dù rằng T-90 đã ra đời được hơn 20 năm.

Kể từ khi nổ ra đến nay, được sự hỗ trợ dồi dào từ các thế lực bên ngoài, quân nổi dậy, hay nói đúng hơn là lực lượng khủng bố tại Syria, với tên lửa chống tăng TOW trong tay, đã đốt cháy không biết bao nhiêu xe tăng quân Chính phủ.


Thiết bị do Syria tự nghiên cứu chế tạo được cho là học tập từ tổ hợp Shtora.

Thiết bị do Syria tự nghiên cứu chế tạo được cho là học tập từ tổ hợp Shtora.

Điều này cũng có nguyên nhân từ việc chiến thuật sử dụng thiếu hợp lý, đơn điệu, không sáng tạo và đặc biệt là không tuân thủ (hoặc không có) các quy tắc về ngụy trang.

Rất nhiều xe tăng, thiết giáp, xe tải vũ trang của quân chính phủ đã bị loại khỏi vòng chiến. Quân đội Syria dường như bất lực nhìn những quả đạn TOW đốt cháy những xe tăng của mình.

Mọi chuyện đã thay đổi khi Nga can thiệp quân sự vào Syria. Không chỉ yểm trợ không quân rất mạnh cho các lực lượng mặt đất, người Nga cũng đã viện trợ cho quân đội Syria những vũ khí mà trước đây không bao giờ được xuất khẩu.


Đèn nhiễu cũng được lắp lên BMP-1…

Đèn nhiễu cũng được lắp lên BMP-1…

Có thể kể đến như xe tăng T-72B 1989 và xe tăng T-90A. Trong đó sự xuất hiện của T-90A tại mặt trận Aleppo đã đóng góp không nhỏ vào thành công của các trận đánh gần đây. T-90A với hệ thống chế áp quang điện tử Shtora là khắc tinh của tên lửa TOW.

Với 2 đèn nhiễu OTShU-1-7, T-90A có khả năng gây nhiễu hệ thống điều khiển của TOW, khiến quả tên lửa hoặc là bay lên trời hoặc là đâm đầu xuống đất.


…và thậm chí là cả xe bán tải.

…và thậm chí là cả xe bán tải.

Một điều thật thú vị và phải chăng là trùng hợp đó là ngay sau khi T-90A được đưa vào Syria với hệ thống chế áp Shtora, Cục Nghiên cứu quốc phòng Syria đã "mày mò" và chế tạo thành công một tổ hợp có tính năng gần tương tự với Shtora.

Tổ hợp chưa rõ tên này là một thiết bị hình trụ, xung quanh có các đèn được cho là đèn hồng ngoại tương tự như 2 mắt đỏ OTShU-1-7 của T-90A.

Ngay sau khi nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm thành công, tổ hợp Shtora "Made in Syria" này đã nhanh chóng triển khai diện rộng.

Trong khi người Nga mới chỉ lắp Shtora lên T-90, T-80U và BMP-3 thì người Syria đã “chơi trội” đến mức gắn các đèn gây nhiễu này lên cả T-72. T-55, BMP-1 và thậm chí là xe bán tải.


T-72 của quân đội Syria với hệ thống chế áp tên lửa chống tăng TOW.

T-72 của quân đội Syria với hệ thống chế áp tên lửa chống tăng TOW.

Phải chăng, chính sự xuất hiện của hệ thống Shtora sao chép của Syria mà gần đây, chúng ta gần như không thấy các video tên lửa TOW tiêu diệt xe tăng Syria nữa.

Shtora là hệ thống chế áp quang điện tử do Nga chế tạo được lắp lên xe tăng để vô hiệu hóa các tổ hợp tên lửa như TOW hoặc AT-4 Fagot.

Nó hoạt động với nguyên lý 2 đèn nhiễu sẽ phát ra tín hiệu hồng ngoại từ dải tần 0,7 đến 2,7 mkm, đánh lừa thiết bị điều khiển của TOW, từ đó đưa ra các tín hiệu điều khiển sai lệch và làm quả tên lửa bay lệch hướng.

Hệ thống quang điện “tự chế” mà ta thấy trên các xe thiết giáp của Syria rất có thể cũng hoạt động theo nguyên lý trên sau khi các nhà khoa học Syria có cơ hội tiếp cận với T-90A cùng Shtora gắn trên nó.

Chắc chắn, T-90A cùng các hệ thống này sẽ khiến con át chủ bài TOW trong tay quân khủng bố trở nên kém hiệu quả đi rất nhiều. Điều này đã được chứng tỏ trong cuộc chiến tại Aleppo khi mà quân khủng bố liên tục thất trận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại