Phi công Hải quân Mỹ được dạy gì khi đối đầu với MiG-21 Việt Nam?

ĐTN |

Hải quân Mỹ đã sử dụng các máy bay tiêm kích F-4B/J Phantom II, F-8E Crusader và cường kích A-4F Skyhawk, A-6A Intruder, A-7A Corsair II để thử nghiệm không chiến với MiG-21F.

Cẩm nang đối đầu MiG-21 VN dành cho từng loại chiến đấu cơ Mỹ

F-4B/J Phantom II

F-4B Phantom II
F-4B Phantom II

Đối với F-4B/J của Hải quân thì kết quả tương tự F-4C/D/E của Không quân, tuy nhiên kích thước lớn và vệt khói dài là điều bất lợi cho F-4B/J.

Khi không chiến tầm gần với MiG-21, phần lớn thời gian của sĩ quan hoa tiêu ngồi phía sau là quan sát kỹ lưỡng để tiếp cận mục tiêu.

F-8E Crusader

F-8E Crusader
F-8E Crusader

MiG-21 có thể chiến thắng F-8E trong một trận không chiến quần vòng. Tuy nhiên, lợi dụng khả năng tăng tốc và tốc độ nhanh ở độ cao thấp và trung bình, F-8E nên tham chiến ở độ cao khoảng 4,5 km, sử dụng chiến thuật "hit and run" và lợi dụng tốc độ để chiến thắng.

A-4F Skyhawk, A-6A Intruder và A-7A Corsair II

A-4F Skyhawk
A-4F Skyhawk

MiG-21 có kích thước và hình dáng tương tự A-4 Skyhawk. A-4F Skyhawk, A-6A Intruder và A-7A Corsair II có thể cơ động nhanh để né một cuộc tấn công của MiG-21.

Tuy nhiên lợi dụng việc mất tốc khi cơ động ở góc tấn lớn sẽ giúp MiG-21F tái tấn công lại các máy bay này khi ở tốc độ chậm.

A-6A Intruder
A-6A Intruder

Vì được thiết kế để tấn công mặt đất nên tốc độ không phải là ưu thế của những chiếc cường kích trên, nhưng khả năng cơ động thì gần ngang ngửa MiG-21F.

Khi MiG-21 tấn công, A-4F, A-6A và A-7A nên cơ động lộn vòng và nhanh chóng lợi dụng việc MiG-21F tấn công hụt mà khai hỏa trả đũa.

A-7A Corsair II
A-7A Corsair II

Lực lượng chỉ huy phòng không

Lực lượng chỉ huy phòng không (Air Defense Command/ ADC) đem F-106 Delta Dart để đối đầu với MiG-21.

F-106A Delta Dart
F-106A Delta Dart

Là một máy bay tiêm kích đánh chặn, F-106 được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực Hugh MA-1, dùng để điều khiển tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường bằng radar bán chủ động AIM-4F Falcon.

F-106 có ưu thế trước MiG-21F ở hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và tốc độ nhanh hơn. Nhưng tên lửa AIM-4F Falcon lại không đủ khả năng cơ động và chính xác để tiêu diệt một mục tiêu như MiG-21F. Vì vậy sau này F-106 được bổ sung pháo 20 mm.

Tầm nhìn kém cũng là một hạn chế của F-106, do nắp buồng lái nhỏ và có thanh xà đỡ khiến phi công bị hạn chế tầm nhìn.

Sau đó, F-106 rút ra được bài học là không nên không chiến quần vòng với MiG-21, giữ tốc độ từ Mach 0,9 trở lên và phục kích từ phía sau MiG-21.

Lực lượng Không quân chiến lược

Hai loại máy bay ném bom chiến lược của Lực lượng không quân chiến lược (Strategic Air Command/ SAC) được đem ra để thử khả năng phòng vệ trước MiG-21F là B-52 Stratofortress và B-58 Hustler.

B-58 Hustler
B-58 Hustler

Cả hai máy bay này được trang bị các thiết bị gây nhiễu với radar đo xa của MiG-21F, khiến radar đo xa trên MiG-21F đo sai khoảng cách đến mục tiêu từ 1 - 3 km. Ngoài ra, màn kim loại nhiễu xạ sẽ gây cản trở hiệu suất làm việc của radar.

B-52 Stratofortress
B-52 Stratofortress

Từ kết quả của Dự án Have Doughnut, Hải quân Mỹ thành lập trường đào tạo Top Gun vào năm 1969.

Không quân Mỹ cũng thành lập một chương trình mô phỏng không chiến tương tự có tên Red Flag vào năm 1972 nhằm đào tạo lại các chiến thuật để đối đầu với MiG-21, cũng như các mối đe dọa trên không đến từ những máy bay MiG của Liên Xô.

Nhờ các chương trình này, khi đụng độ với MiG-21 trên bầu trời Việt Nam vào năm 1972, thiệt hại của họ đã giảm đáng kể và những thông tin có được đã giúp Mỹ và các đồng minh đánh bại MiG-21 trong những cuộc xung đột tiếp theo và sau này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại