Những vũ khí "khủng" có thể thay đổi cuộc chơi đầu thế kỷ 21

Công Thuận |

Chúng ta đã đi một chặng đường dài kể từ khi máy bay ném bom tàng hình ra đời. 15 năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều vũ khí hiện đại đã được chế tạo cho quân đội và nhu cầu của quân đội cũng là một trong những động lực chính của sự phát triển công nghệ.

ARPANET, một trong những tiền đề quan trọng nhất cho ra đời mạng lưới Internet là một dự án của Lầu Năm Góc, trong khi hầu hết các công nghệ trong một chiếc điện thoại iPhone bắt nguồn từ Bộ Quốc phòng Mỹ.

Hiện nay, quân đội các nước trên thế giới vẫn đang tiếp tục mở rộng ranh giới về công nghệ.

Kể từ khi bước sang thiên niên kỷ mới, nhiều loại vũ khí công nghệ cao đã cho thấy vai trò có khả năng thay đổi cuộc chơi. Dưới đây là 19 loại vũ khí quan trọng nhất trong 15 năm qua.

Bom chống boong-ke MOP

Siêu bom chống boong-ke MOP của Mỹ.

Đây là loại bom thông thường lớn nhất của Mỹ, dài 6m, nặng khoảng 13 tấn và có thể phá hủy các hầm ngầm kiên cố. Nó có thể xuyên sâu 18m bê tông cốt thép và 60m dưới lòng đất trước khi phát nổ.

Sau khi thử nghiệm thành công bom MOP lần đầu tiên năm 2007, Không quân Mỹ đã đặt hàng một số lượng lớn loại siêu bom này.

Hệ thống tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc

Hệ thống tên lửa chống máy bay và đất đối không của quân đội Trung Quốc. 

Tháng 1/2007, Trung Quốc đã mở ra một kỷ nguyên nguy hiểm mới trong tác chiến quân sự. Với việc sử dụng một tên lửa đạn đạo C-19, quân đội Trung Quốc đã phá hủy một vệ tinh dự báo thời tiết bay cách trái đất hơn 800km.

Như vậy, Trung Quốc đã quân sự hóa không gian vũ trụ. Đó là một động thái có thể là không thể tránh khỏi, nhưng mà lâu dài hậu quả thì không thể lường trước được.

Nếu các vệ tinh được coi là những mục tiêu quân sự hợp pháp, các cuộc tấn công có thể tạo ra những mảnh vỡ phá hủy toàn bộ quỹ đạo hoặc tạo ra phản ứng dây chuyền có thể phá hủy mạng lưới thông tin liên lạc thiết yếu và các vệ tinh định vị toàn cầu.

Mặt khác, điều này cũng dẫn đến việc các nước khác có thể triển khai vũ khí ở bên ngoài không gian để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.

Máy bay không người lái X-47B

X-47B.

Máy bay chiến đấu tấn công không người lái X-47B của Hải quân Mỹ là một loại vũ khí tiềm năng có thể thay đổi hoàn toàn lĩnh vực tác chiến trên không.

Nó có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, lượn 360 độ, mang theo các loại vũ khí tấn công và có thể cất/hạ cánh trên tàu sân bay.

X-47B có tốc độ bay bằng 1/2 tốc độ âm thanh, có sải cánh 18m, tầm bay ít nhất 38.600km, gần gấp đôi so với tầm bay của máy bay không người lái Reaper.

Máy bay không người lái Reaper

M19 Reaper.

Máy bay không người lái M19 Reaper đã hoàn toàn thay đổi cách thức tiến hành cách chiến dịch quân sự của Mỹ.

Xuất hiện lần đầu tiên năm 2001, Reaper được sử dụng trong các hoạt động giám sát và các cuộc tấn công chống lại phiến quân ở những khu vực khác nhau, từ Iraq tới Somalia và Pakistan.

Reaper hoạt động hiệu quả trong cả vai trò giám sát và yểm trợ từ trên không. Nó có thể mang theo những quả bom nặng hơn 200kg, tên lửa không-đối-đất và tên lửa không-đối-không.

Với khả năng hoạt động liên tục trong 36 giờ, loại máy bay này đã cung cấp cho quân đội Mỹ khả năng đáng kể trong việc tấn công các mục tiêu một cách nhanh chóng bí mật mà không gây ra sự nguy hiểm đối với các nhân viên của mình.

V-22 Osprey

Một chiếc MV-22 Osprey tiếp đất gần Buchanan, Liberia, ngày 18/10/2014.

V-22 Osprey là máy bay cánh quạt đa nhiệm và đã trở thành một loại vũ khí chủ yếu của Thủy quân lục chiến Mỹ kể từ khi được đưa vào phục vụ.

Osprey có thể cất cánh và hạ thẳng đứng như một máy bay trực thăng, nhưng nó cũng có thể bay với tốc độ của một chiếc máy bay cánh cố định.

Ban đầu, Osprey gặp nhiều tai nạn nghiêm trọng, bao gồm một loạt các vụ tai nạn chết người, trước khi được chính thức đưa vào hoạt động năm 2007.

Các phiên bản sau của máy bay này hiện nay trở thành loại vũ khí không thể thiếu của Thủy quân lục chiến. Nó đã được sử dụng trong các hoạt động chiến đấu và cứu hộ tại các khu vực xa xôi như Iraq, Afghanistan và Libya.

Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã sử dụng Osprey cho hầu hết các nhiệm vụ có thể.

Nó được sử dụng để vận chuyển binh lính, nhiệm vụ cứu hộ, hậu cần; nó cũng đang được thử nghiệm để sử dụng như một máy bay tiếp nhiên liệu trên không.

Vì có thể hạ cánh theo chiều thẳng đứng, Osprey cũng có thể tham gia vào các hoạt động bình thường như máy bay truyền thống vốn thường cần hàng trăm mét đường băng.

Vũ khí siêu thanh Boost-glide

Vũ khí siêu thanh Boost-glide là đấu trường mới nhất mà Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt.

Vũ khí siêu thanh Boost-glide là đấu trường mới nhất mà Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực quân sự.

Mỗi nước đã phát triển một mẫu thử nghiệm vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW), và đều tiến hành thử nghiệm cả hai phiên bản riêng của họ vào tháng 8/2014.

Vũ khí Boost-glide có thể đánh trúng mục tiêu với tốc độ và hiệu quả chưa từng có.

Nếu chúng đi vào hoạt động, những vũ khí này sẽ có thể đạt tốc độ nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ âm thanh và tấn công các mục tiêu ở cách xa hàng nghìn km.

Chúng bay theo quỹ đạo mà các hệ thống phòng thủ tên lửa rất khó đánh chặn.

Những vũ khí này có thể mang đầu đạn hạt nhân bay ở tốc độ nhanh hơn và tốt hơn so với bất cứ vũ khí nào từng được chế tạo, và các chuyên gia lo sợ rằng nó có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới.

(Còn tiếp)

>>> Những máy bay ném bom khiến giới quân sự "vỡ mộng" nhất

>>> Những vũ khí tối tân lần đầu xuất hiện trong Lễ Duyệt binh 9/5

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại