Giải pháp giúp Kilo 636 Việt Nam có khả năng tàng hình vượt trội

Tuấn Trung |

Sử dụng động cơ đẩy phản lực nước thay vì chân vịt sẽ giúp năng lực tác chiến của tàu ngầm chuyên hoạt động ở vùng nước nông như Kilo 636 được nâng cao đáng kể.

Tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam được mệnh danh là "Hố đen đại dương" vì có độ ồn khi hoạt động rất thấp, thậm chí người Nga còn quảng cáo rằng cự ly phát hiện đối phương của nó lớn gấp 3 lần khoảng cách bị phát hiện.

Tuy nhiên đó chỉ là khi Kilo mới ra đời, còn hiện nay khi đã xuất hiện nhiều thế hệ tàu ngầm mới với khả năng tàng hình được đánh giá cao hơn như Lada, Scorpene hay U-212 thì ưu thế trên của Kilo 636 không còn nữa.

Tàu ngầm Kilo 182 Hà Nội

Vậy liệu có giải pháp nào để duy trì ưu thế tàng hình của Kilo 636 hay không? Câu trả lời có thể tìm thấy ở hệ thống đẩy phản lực nước.

Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang
Cần phát huy cao độ ý chí tự lực tự cường, xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. Xây dựng các lực lượng trong quân chủng có khả năng tác chiến độc lập, liên tục, dài ngày ở vùng biển gần cũng như vùng biển xa thắng lợi. Bảo dưỡng tốt và sử dụng đạt hiệu quả cao vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có và các loại vũ khí mới sẽ được trang bị. Chủ động nắm bắt các thành tựu khoa học công nghệ mới để nghiên cứu, cải tiến, sáng chế...
(Trích bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam và đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tại Cam Ranh ngày 2-5-2015).

Hệ thống đẩy phản lực nước (pump-jet) sử dụng nguyên tắc tạo ra một dòng nước phụt mạnh để đẩy tàu đi thay vì chân vịt như truyền thống. Cơ cấu này có những ưu điểm nổi trội như:

Đạt được tốc độ cao hơn trước khi hiện tượng xâm thực hình thành do tăng áp suất nội động lực. Sức cản thấp đặc biệt khi hoạt động ở tốc độ cao do không có các thiết bị dưới nước (như bánh lái).

Mật độ tập trung năng lượng cao (về phương diện lưu lượng) của cả thiết bị đẩy lẫn động cơ bởi vì có thể sử dụng các máy cao tốc, kích thước nhỏ gọn. Bảo vệ được các chi tiết quay và làm cho hoạt động của phương tiện an toàn hơn đối với môi trường biển.

Hoạt động tốt ở vùng nước nông vì chỉ cần lấy nước ngập đường vào là đủ. Nâng cao khả năng vận động bằng cách thêm vào một ống đạo lưu quay được để tạo ra lực đẩy chéo.

Tiếng ồn nhỏ giúp giảm tín hiệu âm thanh, nhờ đó tránh được sự phát hiện của thiết bị định vị thủy âm đối phương.

Tàu ngầm Seawolf của Mỹ
Tàu ngầm Seawolf của Mỹ

Ưu thế của hệ thống đẩy phản lực nước có thể thấy rất rõ trên tàu ngầm Seawolf của Mỹ, chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công với lượng giãn nước đầy tải lên tới 12.139 tấn này có thể chạy ở tốc độ 35 hải lý/h nhưng độ ồn còn nhỏ hơn tàu ngầm Nga chạy ở vận tốc tối thiểu.

Nhận thấy ưu điểm của hệ thống đẩy pump-jet, Nga cũng đã ứng dụng trên một chiếc Kilo của mình, đó là tàu ngầm Alrosa Dự án 877V thuộc Hạm đội Biển Đen.

Kết quả thử nghiệm cho thấy cơ cấu này giúp tàu ngầm Alrosa chạy được ở vận tốc rất cao với độ ồn nhỏ hơn hẳn những chiếc Kilo dùng chân vịt truyền thống.

Tàu ngầm Kilo 877V Alrosa với hệ thống đẩy phản lực nước

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mô hình trên không được nhân rộng vì Hải quân Nga nhận thấy nó cũng tồn tại vài nhược điểm gồm: Hiệu suất kém hơn chân vịt khi hoạt động ở tốc độ thấp, chi phí cao và hay kẹt do rong biển, rác, mảnh vụn… bị hút vào và quấn quanh bơm hút.

Tuy vậy, nếu xét kỹ thì những ưu điểm mà cơ cấu này mang lại vẫn lớn hơn nhược điểm, chính vì vậy mà một số tàu ngầm thế hệ mới như chiếc Triomphant của Pháp cũng đã sử dụng hệ thống trên.

Mặc dù thích hợp hơn với những lực lượng hải quân lớn, có nguồn kinh phí dồi dào, nhưng nếu như 6 chiếc Kilo 636 của Việt Nam được lắp hệ thống đẩy phản lực nước thay vì sử dụng chân vịt như truyền thống thì sẽ có năng lực tác chiến tăng đáng kể so với hiện nay.

>>> Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Scorpene của Pháp?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại