Tuyên bố trên được ông Carter phát biểu trong cuộc họp báo, công bố Thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật, chỉ một ngày trước cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng nhấn mạnh là dù ở hai bán cầu khác nhau, nhưng Washington không thể có được một nước đồng minh và bạn bè nào tốt hơn Tokyo.
Theo ông Kerry, liên minh Mỹ - Nhật đã trở thành trụ cột cho hòa bình và thịnh vượng tại châu Á kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay.
Bom hạt nhân chiến thuật B-61 của Mỹ
Được biết, trước khi đạt Thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật, trong chiến lược an ninh quốc gia 2015, Washington tiếp tục đưa ra cam kết bảo vệ Tokyo bằng mọi khả năng quân sự, không chỉ với vũ khí thông thường mà bằng cả vũ khí hạt nhân.
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia quân sự Trung Quốc - Thiếu tướng Doãn Trác bình luận:
Về vấn đề thực chất tuyên bố này là nhằm vào ai, ông Doãn cho rằng đó có thể nhằm vào Triều Tiên, Trung Quốc và cả Nga. Trong đó, đích nhắm lớn nhất là Bình Nhưỡng.
Hiện nay, Triều Tiên đang nỗ lực trở thành một quốc gia hạt nhân, điều này khiến Nhật Bản rất lo lắng. Bình Nhưỡng đã từng khẳng định đích nhắm của vũ khí hạt nhân không nhằm vào Seoul bởi khoảng cách quá gần nhau sẽ gây hại cho cả 2 bên.
Vị chuyên gia Trung Quốc nhận định, hiện công nghệ thu nhỏ đầu đạn, tăng tầm phóng của Triều Tiên còn rất kém, vũ khí hạt nhân của nước này chưa đủ tầm bắn đến Mỹ nên khi sử dụng có thể sẽ nhằm vào Nhật Bản, khiến Tokyo “mất ăn mất ngủ”.
Ngoài ra, ông Doãn nhận định, tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng có thể nhằm “dằn mặt” Trung Quốc, cổ vũ sĩ khí của Tokyo trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (hiện do Nhật quản lý) với Bắc Kinh bởi hiện PLA đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân khá đồ sộ.
Trong vài năm qua, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo ngày càng leo thang căng thẳng sau khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp, còn Trung Quốc tuyên bố thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Ông Doãn Trác còn nhận định, đích nhắm của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng có thể nhằm vào Nga khi Moscow và Tokyo đang có tranh chấp chủ quyền 4 đảo phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) mà Nga gọi là quần đảo Nam Kuril, do những hệ lụy để lại trong lịch sử.
Quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía Bắc, bao gồm đảo Etorufu, Kunashiri, Shikotan và nhóm đảo Habomai do quân đội Liên Xô chiếm đóng năm 1945 khi Nhật bại trận và Chiến tranh thế giới II kết thúc.
Đây là vấn đề tranh chấp lãnh thổ phức tạp có lịch sử lâu đời giữa Nhật và Nga.
Nga là cường quốc hạt nhân số 1 thế giới với khoảng 8.500 đầu đạn chiến lược/chiến thuật. Đến Washington cũng còn phải sợ hãi kho vũ khí hạt nhân của Moscow, nói gì đến Tokyo.
Tuy kịch bản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân dọa nạt Nhật là rất thấp những không phải là không thể xảy ra.
Trước đây, một quan chức quốc phòng Nhật đã từng tuyên bố, Nhật có thể đánh chiếm quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía Bắc trong vòng 3 ngày nhưng một quan chức Nga đã đáp trả rằng, Nga không cần đến 3 ngày mà chỉ cần vài phút là có thể tái chiếm lại.