Nga thêm nanh vuốt để "pháo đài nổi" Kirov diệt tàu sân bay Mỹ

Minh Hoàng |

Tàu tuần dương hạm mang tên Đô đốc Nakhimov của Nga đang trong quá trình đại tu và hiện đại hóa nhanh chóng, mang lại khả năng tác chiến hoàn toàn mới cho lớp tàu huyền thoại này.

Nằm trong chiến lược tái cơ cấu và hiện đại hóa quân đội, Hải quân Nga đang đẩy mạnh quá trình đại tu chiếc Đô đốc Nakhimov, một trong những tàu nổi được vũ trang mạnh nhất trong lịch sử hải quân nước này.

Tổng quan về Đô đốc Nakhimov

Đô đốc Nakhimov là tàu thứ ba trong lớp tàu tuần dương hạng nặng Đề án 1144 Orlan, còn gọi là lớp Kirov. Trước năm 1992, tàu mang tên Kalinin, đặt theo tên của Mikhail Kalinin, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô.

Quá trình đóng tàu bắt đầu ngày 17/5/1983, Kalinin được hạ thủy vào ngày 25/4/1986 và chính thức đi vào biên chế của Hải quân Liên Xô ngày 30/12/1988.

Kalinin bắt đầu gia nhập lực lượng của Hạm đội Biển Bắc vào ngày 21/4/1989 và phục vụ cho tới khi kết thúc Chiến tranh lạnh.


Đô đốc Nakhimov là tàu thứ ba trong lớp tàu tuần dương hạng nặng Đề án 1144 Orlan, còn gọi là lớp Kirov.

Đô đốc Nakhimov là tàu thứ ba trong lớp tàu tuần dương hạng nặng Đề án 1144 Orlan, còn gọi là lớp Kirov.

Năm 1992, nó được đổi tên thành Đô đốc Nakhimov. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, tàu rất ít ra khơi và tới năm 1999 thì Nga quyết định cho tàu nằm vô thời hạn tại cảng Sevmash để chờ sửa chữa.

Tàu Đô đốc Nakhimov có giãn nước tiêu chuẩn 24.300 tấn và giãn nước toàn tải là 28.000 tấn. Với chiều dài 252m, rộng 28,5m và mớn nước 9,1m, đây là lớp tàu tuần dương lớn nhất từng được Liên Xô chế tạo.

Lớp Kirov sử dụng hệ thống động cơ CONAS, kết hợp giữa lò phản ứng hạt nhân và hai động cơ turbine hơi nước để tạo ra công suất 140.000 sức ngựa.

Đô đốc Nakhimov có tốc độ tối đa khoảng 32 hải lý/giờ (59km/h). Nhờ sử dụng động cơ hạt nhân, tàu có tầm hoạt động không giới hạn ở tốc độ 20 hải lý/giờ và chỉ phụ thuộc vào việc bảo đảm hậu cần cho thủy thủ trên tàu.

Khi sử dụng hệ thống đẩy kết hợp, tàu đạt vận tốc 30 hải lý/giờ và chạy liên tục với tốc độ này trên quãng đường 2.000km.

Lớp Kirov được chế tạo để tiêu diệt các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Do vậy, chúng được vũ trang rất mạnh mẽ, không khác gì một pháo đài nổi trên biển. Vũ khí chính của Đô đốc Nakhimov là 20 tên lửa P-700 Granit với tầm bắn 625km.

Đây là loại tên lửa siêu âm mang đầu đạn 750kg, đủ sức đánh chìm tàu sân bay của Mỹ chỉ với một loạt đạn. Bên cạnh đó là ụ pháo 130mm nòng kép AK-130 với tầm bắn tối đa khoảng 23km.

Để phòng không, tàu được trang bị hơn 300 quả tên lửa, gồm 96 quả thuộc hệ thống S-300F (tầm bắn 150km), 128 tên lửa trong hệ thống 3K95 Kinzhal (tầm bắn 12km) và 44 quả thuộc tổ hợp OSA-MA (tầm bắn 15km).

Nếu vượt qua được 3 lớp phòng thủ này, đối phương vẫn sẽ phải đối mặt với 6 tổ hợp phòng không cực gần Kashtan, mỗi tổ hợp được trang bị 8 tên lửa và hai pháo tốc độ cao AO-18K.

Về chống ngầm, Đô đốc Nakhimov mang theo 10 ống phóng lôi, có khả năng sử dụng ngư lôi 533mm hoặc tên lửa chống ngầm RPK-2 Vyuga.

Bên cạnh đó là 2 bệ phóng bom chìm RBU-1000 và 2 bệ RBU-12000. Ngoài ra, mỗi tàu lớp Kirov còn được biên chế 3 máy bay chống ngầm Ka-27.

Nhìn chung, mỗi chiếc tàu tuần dương lớp Kirov đều có thể hoạt động độc lập và đe dọa trực tiếp tới biên đội tàu sân bay của Mỹ.


Siêu pháo đài nổi đã từng bị lãng quên.

Siêu "pháo đài nổi" đã từng bị lãng quên.

Những siêu pháo đài nổi bị lãng quên

Sau khi Liên Xô tan rã, Nga là nước tiếp nhận phần lớn các lực lượng quân sự của Liên Xô, trong đó bao gồm cả 4 tàu lớp Kirov. Bản thân nước Nga trước năm 2000 cũng không có đủ tài chính để duy trì hoạt động và bảo dưỡng cho các tàu này.

Ngoài chiếc Piotr Đại đế vẫn đang hoạt động trong biên chế Hạm đội Biển Bắc, 3 tàu còn lại đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và chỉ có thể nằm tại cảng.

Một số chuyên gia Nga còn nhận định rằng khung vỏ của 3 tàu này đều hư hại quá nặng và chỉ có thể rã làm sắt vụn.

Các bức ảnh chụp tại cảng Sevmash cũng cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng của Đô đốc Nakhimov. Vào năm 2006, phía Nga quyết định hiện đại hóa con tàu này thay vì hoàn tất quá trình đóng mới tàu ngầm K-139 Belgorod.

Quá trình đại tu được khởi động, nhưng sau đó liên tục bị trì hoãn vì nhiều lý do khác nhau. Phải tới giữa năm 2015, những hình ảnh đầu tiên về quá trình hiện đại hóa Đô đốc Nakhimov mới bắt đầu xuất hiện.


Siêu pháo đài nổi đang được hồi sinh.

Siêu "pháo đài nổi" đang được hồi sinh.

Pháo đài nổi được hồi sinh

Theo các trang tin của Nga, hệ thống tên lửa chống hạm P-700 Granit đã được loại bỏ hoàn toàn. Điều này khác với những nhận định trước đây, cho rằng Đô đốc Nakhimov sẽ được lắp đặt 20 tên lửa P-800 Onyx trong các bệ phóng nghiêng.

Đô đốc Nakhimov sẽ mang 10 bệ phóng thẳng đứng UKSK, mỗi bệ mang được 8 tên lửa hành trình chống hạm, chống ngầm hoặc đối đất. Bệ UKSK hỗ trợ các dòng tên lửa như P-800 Onyx, 3M-54T và 3M-14T thuộc tổ hợp Kalibr-NK...

Sức mạnh của Kalibr-NK đã được chứng minh trong chiến dịch không kích IS của Nga tại Syria, khi 26 tên lửa 3M-14T đã tấn công các mục tiêu IS ở khoảng cách tới 1.500km.

Quá trình lắp đặt các bệ phóng UKSK sẽ được tiến hành theo 3 giai đoạn:

1. Lắp thử nghiệm một bệ UKSK, tiến hành các cuộc kiểm tra về khả năng hoạt động và tích hợp với các hệ thống trên Đô đốc Nakhimov. Thời hạn hoàn thành trước tháng 8/2016, chi phí dự kiến là 264 triệu Rúp (4,14 triệu USD).

2. Lắp đặt 9 bệ UKSK còn lại, dự kiến mỗi tháng sẽ hoàn thành một bệ phóng. Hoàn thành lắp đạt vào tháng 5/2017, tổng chi phí dự kiến cho giai đoạn hai là 2,2 tỷ Rúp (gần 35 triệu USD).

3. Chuẩn bị các trang thiết bị có liên quan, đồng thời lắp đặt các tên lửa lên bệ phóng. Dự kiến bắt đầu vào tháng 12/2016 và tốn khoảng 78 triệu Rúp (1,2 triệu USD).

Bên cạnh việc tăng cường sức tấn công, lá chắn của Đô đốc Nakhimov cũng được cải tiến rất nhiều so với  trước. Hệ thống S-300F có phần cũ kỹ sẽ được thay bằng tổ hợp phòng không S-400 phiên bản trên hạm, với tầm bắn  có thể lên tới 400km.


Các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ sẽ phải hết sức dè chừng siêu pháo đài nổi này khi nó trở lại.

Các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ sẽ phải hết sức dè chừng siêu pháo đài nổi này khi nó trở lại.

Các hệ thống radar điều khiển hỏa lực và tác chiến điện tử cũng được thay thế bằng những phiên bản hiện đại hơn.

Như vậy, sau khi nâng cấp, từ một tàu thuần túy nhắm vào các nhóm tàu sân bay, Nakhimov sẽ trở thành một tàu tuần dương đa năng, với khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với tầm bắn tối đa tới 2.500km.

Một chiếc Nakhimov sẽ có hỏa lực tấn  công tương đương với 8 tàu tên lửa mang tổ hợp Kalibr-NK của Hải đội Caspi. Các đối thủ của Nga, đặc biệt là các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ sẽ phải hết sức dè chừng siêu pháo đài nổi này khi nó trở lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại