Nga nâng cấp chiến hạm Rạng Đông lịch sử

Chiến hạm "Rạng Đông", biểu tượng của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, ngày 21/9 đã được kéo khỏi vị trí neo đậu trên đường bờ sông Petrograd để đưa tới bán đảo Krondshtadt tu sửa.

Quá trình tu sửa sẽ bảo tồn phần vỏ lịch sử và hệ thống cơ khí trên tàu, với khoản ngân quỹ ban đầu 120 triệu rúp (3,12 triệu USD).

Chiến hạm Rạng Đông.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã quyết định tiến hành tu sửa và đưa chiến hạm huyền thoại này trở lại thành phần Hải quân Nga.

"Rạng Đông" đã từng đến Việt Nam hai lần vào năm 1905 và trong sổ lưu niệm của tàu có lưu bút của nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng...

Sau khi hoàn tất công tác tu sửa, chiến hạm sẽ được đưa trở lại vị trí "neo đậu vĩnh cửu", dự kiến vào năm 2016, đúng dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Bảo tàng Lịch sử quân sự trung ương Nga, mà một phần của nó chính là Chiến hạm Rạng Đông.

Ban lãnh đạo bảo tàng cam kết, sau khi tu sửa, diện tích trưng bày trên chiến hạm sẽ tăng gấp đôi, với các sự kiện năm 1917 trở thành chủ đề chính của chiến hạm. Điểm neo đậu của con tàu cũng được tu sửa và nâng cấp.

Chiến hạm cấp 1 trang bị pháo Rạng Đông thuộc phiên chế Hải quân Nga và Liên Xô giai đoạn 1903-1948.

"Rạng Đông" đã đi vào lịch sử nước Nga và nhân loại khi nổ phát súng đầu tiên vào tháng 10/1917, phát tín hiệu bắt đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang tháng Mười và tấn công Cung điện Mùa Đông ở St. Petersburg. Con tàu cũng đã tham gia cuộc chiến Nga-Nhật, Chiến tranh thế giới thứ I, Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại...

Kể từ năm 1948, con tàu neo đậu vĩnh cửa trên đường bờ sông Petrograd ở St. Petersburg. Năm 1957, Chiến hạm Rạng Đông trở thành tàu-bảo tàng, và trên boong tàu là một chi nhánh của Bảo tàng Hải quân Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại