Nga khốn đốn khi Ukraine tung đòn hiểm

Tuấn Vũ |

Việc Ukraine ngừng toàn bộ chương trình hợp tác quân sự với Nga được coi là thảm họa và khiến ngành công nghiệp quốc phòng Nga khốn đốn.

Những bộ phận thiết yếu bao gồm hệ thống điều khiển và dẫn đường, đặc biệt là cho mẫu tên lửa liên lục địa của Nga, RS-20B (NATO gọi là SS-18 Satan) được sản xuất tại nhà máy Khatron ở thành phố Kharkov, Ukraine.

Ngoài ra, những chuyên gia người Ukraine hiện vẫn đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra thường kỳ các tên lửa Nga và xác nhận tình trạng sẵn sàng chiến đấu của chúng.

Việc bảo dưỡng và kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu của tên lửa SS-18 Satan hiện nay Nga đang phải phụ thuộc vào Ukraine.

Việc xác nhận tình trạng kỹ thuật rất quan trọng vì những tên lửa Satan mới nhất cũng đã gần 25 năm tuổi và sắp hết thời gian sử dụng. Nga muốn tiếp tục dùng chúng cho đến 2018 - 2020, khi mà loại tên lửa liên lục địa mới là Sarmat dự kiến sẽ đi vào hoạt động.

Mặc dù các chuyên gia Nga vẫn có thể tự mình thực hiện việc kiểm tra thường kỳ, nhưng sẽ mất thời gian hơn khi không có các đồng nghiệp người Ukraine cùng tham gia.

Đây cũng chính là điểm mấu chốt trong mối quan hệ bấy lâu nay giữa Nga và Ukraine, khi các nhà máy của Ukraine đảm nhiệm vai trò đảm bảo kỹ thuật cho các tên lửa của Nga sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh cho tới nay.

Và phía Nga hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống các nhà công nghiệp hàng không vũ trụ của Ukraine trong quá trình bảo dưỡng duy trì các tên lửa của mình.

Ông Viktor Esin, cựu tham mưu trưởng lực lượng hạt nhân chiến lược, lạc quan cho rằng: “Chắc chắn sẽ có khó khăn, vì việc hồ sơ theo dõi được xử lý ở Ukraine, nhưng việc này có thể khắc phục được”.

Để khắc phục tình trạng này, Tổng thống Putin cho biết tại một cuộc họp hồi tháng 5/2014: “Chúng ta có những thách thức mới cần giải quyết bây giờ, đó là tìm ra các phương án để thay thế các hàng nhập khẩu..."

“Nga sẽ dùng 20 nghìn tỷ Rúp (hơn 576 tỷ USD) đã được phân bổ để hiện đại hóa lực lượng vũ trang, 3 nghìn tỷ Rúp (tương đương 83 tỷ USD) được dùng để hiện đại hóa các công ty quốc phòng”, Tổng thống Putin cho biết thêm.

Tuy nhiên đây chỉ là khoản ngân sách theo kế hoạch ban đầu, trên thực tế để tự chủ được các thiết bị nhập khẩu từ Ukraine, Nga sẽ phải bỏ ra số tiền lớn hơn nữa, một số chuyên gia quốc phòng nhận định.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại