Nga: Hiện đại hóa quân đội chỉ còn là... giấc mơ?

Tham vọng hiện đại hóa và mở rộng năng lực quân sự của Nga đang bị lung lay dưới tác động của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt sau khi phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt.

Tạp chí National Interest (Mỹ) đăng bài viết cho hay: tăng trưởng kinh tế giảm tốc cùng giá bán dầu mỏ giảm đã làm thất thu nguồn thu ngân sách liên bang Nga. Nguyên nhân một phần là do ngày càng mỏ trữ tài nguyên từng được nhận định không thể tiếp cận nhưng nay nhờ công nghệ tiên tiến đã được khai thác, khiến nguồn cung trở nên dồi dào, đã tác động không nhỏ tới giá bán và doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước này.

Song, một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tới khoản ngân sách quốc gia của Nga chính là việc Moscow đã đổ một khoản tiền lớn vào Crimea sau quyết định sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ quốc gia. Thậm chí, khả năng Nga còn hỗ trợ tài chính cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine chiến đấu chống lại quân đội chính phủ Kiev.

Các lệnh trừng phạt ngày một khắc nghiệt của phương Tây cũng ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế Nga. Theo đó, lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2014 của Nga giảm mất 1%, đưa nền kinh tế quốc gia vào vòng suy thoái.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov từng thẳng thắn cho rằng đối với công cuộc tái thiết quốc phòng, chính phủ Nga cần "cân nhắc các nguồn lực liên quan tới chương trình và đưa chúng gần hơn với thực tế".

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người chịu trách nhiệm giám sát ngành công nghiệp quân sự Nga, khẳng định chương trình tái thiết quốc phòng vẫn sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch.

Điều quan trọng, chương trình quốc phòng quốc gia Nga hiện đang nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống Vladimir Putin, do đó, Bộ Tài chính sẽ không thể làm gì để gây ảnh hưởng tới những quyết định của nhà lãnh đạo hàng đầu đất nước. Tuy nhiên, tuyên bố của Bộ trưởng Siluanov cho thấy các cuộc thảo luận của giới chức và quân đội Nga vẫn có thể đưa ra những sự lựa chọn khác.

Quyết định sáp nhập Crimea của Nga khiến phương Tây áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế với Moscow.

Về lý thuyết, Kremlin có thể cắt giảm nguồn kinh phí đầu tư cho các dự án khác để tập trung vào lĩnh vực quốc phòng, nhằm duy trì tình trạng an ninh tại khu vực bất ổn Bắc Caucasus và thực hiện những kế hoạch phát triển đầy tham vọng tại Viễn Đông.

Chắc chắn, Nga sẽ có một cuộc tranh luận về tiến độ nhanh hay chậm mở rộng tư nhân hóa và đưa doanh nghiệp vào sản xuất các loại vũ khí quốc gia. Song, động thái này có thể dẫn tới những hậu quả khó tiên lượng như Kremlin sẽ mất quyền kiểm soát và bảo trợ đối với những ngành công nghiệp chủ chốt, và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ đây.

Ngoài ra, doanh thu của nền kinh tế Nga hiện đang phụ thuộc lớn vào giá cả dầu mỏ. Do đó, Nga cần đảm bảo rằng những nhà sản xuất có khả năng làm thay đổi xu hướng như Ả Rập xê-út, vẫn sẽ giữ mức giá bán 89 USD/thùng. Còn theo giới chuyên gia, Nga vừa phải duy trì mức chi tiêu liên bang hiện thời vừa phải giữ mức bán dầu mỏ ở mức 80 USD/thùng.

Mức thu nhập trong nước ngày càng giảm cũng sẽ đặt thêm áp lực cho chương trình tiết kiệm chi tiêu và hiệu quả trong chương trình củng cố năng lực quốc phòng. Trước cáo buộc can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine, hàng loạt lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Moscow đã khiến nền kinh tế Nga chịu tổn thất không nhỏ.

Ngay cả những công nghệ hiện thời cùng với nền tảng quốc phòng mà Nga từng hy vọng có thể mua được ngoài thị trường, giờ lại không có sẵn. Giải pháp thay thế tự mình sản xuất sẽ khiến Nga vừa mất tiền vừa mất thời gian.

Thậm chí, ngành công nghiệp quốc phòng Nga còn đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong công cuộc tìm kiếm các khách hàng nước ngoài, sẵn lòng đài thọ chi phí nghiên cứu, phát triển và sản xuất.

Ấn Độ vẫn là một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí của Nga nhiều nhất trên thế giới.

Hiện nay, Ấn Độ vẫn giữ vị thế là khách hàng hàng đầu đối với ngành xuất khẩu vũ khí Nga song Mỹ lại đang góp phần vào cắt bớt thị phần của Moscow. Một số quốc gia đang nổi như Brazil cũng đang được Nga tích cực chào hàng nhưng Moscow cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phương Tây. Những quốc gia khác như Việt Nam và Venezuela vẫn là những khách hàng tiềm năng nhưng không đủ tiền để mua những khí tài hiện đại.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu các công ty quốc phòng của Nga có thể đảm bảo lịch trình như Phó Thủ tướng Rogozin đã đề ra bất chấp ngân sách eo hẹp hay nói cách khác là tìm cách cắt giảm chi phí thiết bị cung cấp cho các lực lượng vũ trang Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại