Mỹ - NATO trả giá đắt nếu dại dột bước qua “làn ranh đỏ” của Nga

Lê Ngọc Thống |

Hai lần Mỹ-NATO “vô tình” bước qua “làn ranh đỏ” an ninh Nga đều bị Nga giáng trả quyết liệt, phải trả giá đắt.

Nga không khoanh tay ngồi yên

Phải công nhận là Mỹ có một sức mạnh, tiềm lực quân sự nhất thế giới. Điều đó có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có thể bị Mỹ dùng sức mạnh quân sự để vùi dập.

Tuy nhiên, điều đó cần phải có điều kiện, và điều kiện đó là Mỹ phải có sức răn đe hơn hẳn.

Đáng tiếc là, với nước Nga, nếu tính về ngân sách quốc phòng, dù chỉ bằng 1/10 Mỹ, nhưng sức răn đe hay công cụ tạo ra sức răn đe thì không hề thua kém Mỹ.

Nếu như đối đầu quân sự trực tiếp với nhau thì sử dụng vũ khí hạt nhân là không tránh khỏi và khi đã tác chiến bằng phương án này thì sẽ không có ai thắng.

Bởi vậy, tư tưởng sách lược thù địch của Mỹ với Nga là Mỹ không bao giờ từ bỏ một thủ đoạn nào để triệt hạ nước Nga, buộc Nga “chảy máu” mà chết, buộc Nga tự ngã, tự tan rã, để nô dịch như đã, đang nô dịch châu Âu, nhưng tránh không bao giờ đối đầu quân sự trực tiếp.


Nga sẵn sàng giáng trả quyết liệt nếu ai đó vô tình hoặc hữu ý bước qua làn ranh đỏ.

Nga sẵn sàng giáng trả quyết liệt nếu "ai đó" vô tình hoặc hữu ý bước qua làn ranh đỏ.

Tại Gruzia năm 2008, kết quả 2 khu vực thuộc Gruzia tuyên bố ly khai thân Nga. Làn ranh đỏ an ninh Nga ở đây là gì? Là nếu không ra tay quyết liệt thì NATO sẽ dí dao vào ngay sườn phía Tây nước Nga.

Tại Ukraine năm 2013, kết quả là mất bán đảo Crimea và xuất hiện 2 nước cộng hòa miền Đông Ukraine đòi ly khai.

Làn ranh đỏ an ninh Nga ở đây là, nếu không hành động thì mất Crimea, đặc biệt hạm đội Biển Đen của Nga bị xóa sổ, NATO sẽ áp sát Nga toàn bộ phía Tây.

Rõ ràng, hai lần Mỹ - NATO “vô tình” bước qua “làn ranh đỏ” an ninh Nga đều bị Nga giáng trả quyết liệt, phải trả giá đắt.

Tổng thống Gruzia phải nhai cả cà vạt, Tổng thống Ukraine kêu gào khản cổ nhưng Mỹ-NATO án binh bất động chỉ “võ mồm”.


Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili nhai cà vạt...

Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili nhai cà vạt...


... và căng thẳng tột cùng khi Nga ném bom.

... và căng thẳng tột cùng khi Nga ném bom.

Chỉ có Gruzia và Ukraine là dại dột, dựa vào cái ô NATO để khiêu khích Nga, trong khi Nga coi NATO chẳng ra cái gì, thì chỉ mang vạ vào thân.

Thổ Nhĩ Kỳ đã là thành viên NATO, sau vụ SU-24, Nga tuyên bố sẽ bắn rơi tức khắc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ nếu bay vào khu vực cấm bay Nga đã tạo ra, khiến Mỹ phải tuyên bố “đó, là việc của Nga và Thổ…”, tức không liên quan gì đến Mỹ - NATO.

Vậy nên đã đến lúc Gruzia, Ukraine và quốc gia nào đó mơ ước gia nhập NATO nên đánh giá lại cái ô NATO có che nổi móng vuốt của gấu Nga hay không là vừa.

Syria với Nga không những có một địa chiến lược quan trọng mà trong tình hình hiện nay Syria là cuộc chiến địa chính trị cuối cùng tại Trung Đông của Nga với Mỹ.

Nếu như chính quyền Assad sụp đổ, Nga không còn một chút ảnh hưởng nào ở Trung Đông, đồng thời sự phụ thuộc về năng lượng Nga của EU cũng theo đó giảm mạnh bởi một loạt các đường ống dẫn khí đốt của các nước quanh vùng Vịnh qua Syria sẽ đến với EU.

Thử hỏi, khi kinh tế Nga chủ yếu nhờ vào xuất khẩu năng lượng và vũ khí thì sức mạnh răn đe của Nga là gì? Vị thế của Nga ở đâu?

Không những thế, khi các lực lượng nổi dậy chống chính phủ Assad là những lực lượng mà cùng với IS, Al Qeada…trong đó có hơn 5000 người Nga có nguy cơ sẽ trở thành lực lượng khủng bố toàn cầu (Nga gọi là LIH) trực tiếp đe dọa an ninh phía Bắc Caucasus Nga

Vì thế, Syria với Nga không chỉ là đồng minh thân cận mà còn là một vũ khí địa chính trị ở Trung Đông, là “làn ranh đỏ” của an ninh quốc gia và danh dự quốc thể. Nga buộc phải làm tất cả trong khả năng có thể để bảo vệ Syria và tiêu diệt quân khủng bố LIH.

Nói tóm lại, Nga không chùn tay, kể cả sử dụng vũ khí hạt nhân, để bảo vệ an ninh quốc gia trước bất kỳ thế lực nào. Đừng dại bước qua làn ranh đỏ an ninh Nga.


Nga triển khai tên lửa phòng không tầm xa S-400 ở Syria.

Nga triển khai tên lửa phòng không tầm xa S-400 ở Syria.

Tại sao Mỹ né Nga trên chiến trường Syria?

Các nhà chiến lược Mỹ thừa biết sự khác biệt lợi ích của Nga, Mỹ tại Syria như thế nào. Nhưng Mỹ đã chủ quan không nhận thức được khả năng, quyết liệt của Nga ở 4 điểm sau:

Một là, Nga đã triển khai một lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chấp nhận một cuộc xung đột quân sự với NATO nếu không thể tránh được.

Hai là, Nga thi thố, phô bày một sức mạnh quân sự đầy ấn tượng mà ngoài Mỹ ra không một quốc gia nào dám thử sức.

Ba là hiệu quả tác chiến của liên minh 3+1 (Nga-Syria-Iran + Hezbolla) rất hiệu quả. Đây là lực lượng mặt đất chính, mạnh thực sự, để giải quyết chiến trường.

Bốn là, Nga còn làm được một điều quan trọng mang tính quyết định thành bại của cuộc chiến mà Mỹ không làm được. Đó là xây dựng lực lượng mặt đất mạnh đủ sức đối đầu chiến thắng với lực lượng khủng bố, nổi dậy.

Quân đội chính phủ Assad kể từ khi Nga trực tiếp can thiệp quân sự đã thực sự khởi sắc, ngày càng củng cố, phát triển. Thực hiện phương châm vừa đánh vừa xây dựng, đánh chắc tiến chắc, đánh từ nhỏ đến lớn.

Lực lượng vũ trang Syria đã hình thành 3 thứ quân, chủ lực, địa phương và bán vũ trang tình nguyện nhằm để thực hiện 3 nhiệm vụ: giải phóng những vùng đất bị chiến đóng, bảo vệ vùng giải phóng và chống chiến tranh du kích do lực lượng khủng bố tiến hành.

Dù bị mất 2/3 vùng lãnh thổ, nhưng chính quyền Assad vẫn quản lý hơn 75% dân số, đây là nguồn lực cơ bản để xây dựng 3 thứ quân, một lợi thế mà không một lực lượng nào tham gia chiến tranh Syria có được.

Những tuần, ngày gần đây, trên mặt trận Lataki, phía Nam Damascus luôn xuất hiện hình thái tấn công, phòng thủ của 3 thứ quân đó.

Như vậy, có thể nói, xây dựng lực lượng mặt đất tại Syria hùng mạnh, thiện chiến, có bản lĩnh là nhiệm vụ sống còn của Nga. Nếu thất bại trong nhiệm vụ này, Nga sẽ đi vào vết xe đổ của Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ không phải là không hiểu rõ điều này, Mỹ đã dày công bỏ ra cả tỷ USD để huấn luyện “quân đối lập” nhưng kết quả bỏ ra “500 triệu USD huấn luyện, trang bị vũ khí, chỉ còn lại 5 người”.

Thực tế hiện nay, chưa thấy lực lượng nào của Mỹ hậu thuẫn khả dĩ có thể đối đầu với lực lượng Assad ngoài IS. Quân đội Syria Tự do (FAS) thì bị rã đám và bị Nga chia rẻ…

Trước tình hình này, Mỹ không còn con đường nào khác là phải chọn ra, kết bạn với một lực lượng có sẵn trên chiến trường Syria. Và Lực lượng dân quân người Kurd phía Bắc Syria là đối tượng Mỹ quan tâm.

Tuy lực lượng người Kurd Syria (YPG) là kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh NATO của Mỹ, nhưng lợi ích quốc gia Mỹ là trên hết.

Đã có dấu hiệu về sự thỏa thuận bí mật của Nga, Mỹ phân chia vùng ảnh hưởng tại Syria trong giải pháp chính trị sắp tới. Một giải pháp chính trị tuyệt vời nhất là chỉ có 2 lực lượng đối lập được Nga, Mỹ hậu thuẫn.

Cuộc đàm phán sắp tới tại Geneva sẽ không thành công khi có Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia…tham dự với các lực lượng mà họ hậu thuẫn.

Và cũng như tại Ukraine, sau Geneva có Minsk-1 rồi Minsk-2, Syria cũng vậy, ít nhất phải có một trận quyết chiến chiến lược Aleppo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại