Mỹ có thể phải "bó tay" trước tên lửa này của Trung Quốc

Nhật Minh |

Khả năng mang nhiều đạn đạn khiến các tên lửa Trung Quốc trở nên khó bị đánh chặn.

Theo tờ Ta Kung Pao (Hồng Kông), với khả năng mang theo cùng lúc 8 đầu đạn hạt nhân, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-5B của Trung Quốc sẽ gây khó khăn vô cùng lớn cho Mỹ và đồng minh nếu muốn đánh chặn.

Kể từ khi hoàn thành cuộc thử nghiệm đầu tiên vào năm 1971, DF-5 đã trở thành ICBM 3 tầng di động duy nhất của Trung Quốc có khả năng vươn tới lục địa Mỹ.

DF-5B là phiên bản nâng cấp thứ 2 của DF-5, sau DF-5A. Nó được phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2006.

DF-5B có thể mang 6-8 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV) cho khả năng tấn công 6-8 mục tiêu cùng lúc.


Tên lửa DF-5B

Tên lửa DF-5B

Các tên lửa DF-5B đã có mặt trong cuộc duyệt binh của Trung Quốc vào ngày 3/9 vừa qua, cùng với các loại tên lửa DF-31A, DF-16, DF-21D và DF-26.

Đây là lần đầu tiên DF-5 xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc duyệt binh của Trung Quốc vào tháng 10/1984 để kỷ niệm 35 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trước đó, theo RT, trong bản báo cáo mới nhất về sức mạnh quân đội Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã thể hiện sự lo ngại rõ rệt khi Bắc Kinh đang nhanh chóng nâng cấp kho tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ silo của nước này, để chúng có thể mang theo nhiều đầu đạn độc lập.

Bản báo cáo đặc biệt lưu ý tới các tên lửa DF-5 bởi khả năng mang đầu đạn MIRV của chúng.

Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc đang phát triển nhiều loại công nghệ để có thể xuyên thủng các lá chắn tên lửa của Mỹ.

“Trung Quốc đang nghiên cứu một loạt các công nghệ để tìm cách đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ và các nước khác, trong đó có công nghệ MIRV, gây nhiễu, lá chắn nhiệt…” – Báo cáo của Lầu Năm Góc viết.

Bắc Kinh cũng được cho là đã có công nghệ cần thiết giúp thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để lắp lên tên lửa trong nhiều thập kỷ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại