1.000 tên lửa Iran không làm Mỹ "run" bằng hàng chục tên lửa TQ

Hải Vy |

Tên lửa đạn đạo là hệ thống vũ khí then chốt trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập của cả Iran và Trung Quốc. Chúng đang tạo ra mối đe dọa với sức mạnh trên không của Mỹ.

Năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc và Iran thường được đề cập chung trong phát ngôn của các quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ, cũng như trên các phương tiện truyền thông của nước này.

Điều đó khiến năng lực A2/AD của Tehran chưa được nhìn nhận đúng đắn, đặc biệt là khi đề cập tới lực lượng tên lửa đạn đạo thông thường của Iran.

Bản phân tích mới của chuyên gia Jacob L. Heim thuộc tổ chức tư vấn RAND đã so sánh mối đe dọa giữa các tên lửa đạn đạo thông thường của Iran và Trung Quốc đối với các căn cứ không quân Mỹ.

Đây là những hệ thống vũ khí then chốt trong chiến lược A2/AD của cả 2 quốc gia này.

Không ngạc nhiên khi Heim kết luận rằng sức mạnh trên không của Mỹ đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn hơn đến từ Trung Quốc - một quốc gia Đông Á, thay vì Iran – một quốc gia Tây Nam Á.

Theo Heim, những tuyên bố của Iran rằng quân đội nước này có thể “tiêu diệt tất cả… các căn cứ Mỹ” ở Tây Nam Á chỉ là một sự “khoác lác”.

“Mức độ chính xác, khối lượng đầu đạn, tầm bắn của các tên lửa trong kho vũ khí của Iran không đủ để gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hoạt động trên không của Mỹ.

Một phần là bởi quân đội Mỹ có thể triển khai từ nhiều căn cứ nằm ngoài vùng nguy hiểm nhất (ví dụ như cách xa biên giới Iran hơn 500km).

Mặc dù Iran có lực lượng tên lửa đạn đạo lớn nhất Trung Đông (với hơn 1.000 tên lửa) nhưng phần lớn trong kho vũ khí của Tehran là các tên lửa Scud có từ thời Xô Viết, đã lạc hậu về công nghệ.

Chúng không thể mang lại mối đe dọa “đáng kể” đối với các hoạt động mà Mỹ tiến hành ngoài bán kính 500km.

Tên lửa Fateh-110

Một số loại tên lửa nguy hiểm trong kho vũ khí của Iran bao gồm tên lửa nhiên liệu rắn Fateh-110, tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) nhiên liệu lỏng BM-25 và loại MRBM nhiên liệu rắn 2 tầng đang trong giai đoạn phát triển mang tên Ashoura.

Tuy nhiên, theo Heim, các nhà hoạch định quân sự Mỹ vẫn có nhiều lựa chọn để bố trí máy bay chiến đấu bên ngoài tầm bắn hiệu quả của các tên lửa đạn đạo Iran ở Tây Nam Á.

Trong khi đó, họ không thể thực hiện được điều này ở Đông Á.

Ngay cả trong phạm vi 500km, vẫn có nhiều cách để quân đội Mỹ ngăn chặn mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ phía Iran và tiếp tục hoạt động.

Chẳng hạn, họ có thể tránh bố trí tập trung một lượng lớn máy bay ngoài trời, mà phân bổ chúng trên một vùng rộng lớn và vận hành từ các căn cứ vững chãi.

Tên lửa đạn đạo Trung Quốc được cho là tạo ra mối đe dọa lớn hơn với Mỹ.
Tên lửa đạn đạo Trung Quốc được cho là tạo ra mối đe dọa lớn hơn với Mỹ.

Heim kết luận rằng, Iran vẫn có thể đe dọa tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào những thành phố lớn của Mỹ nhưng nước này hiện đang thiếu khả năng đáng tin cậy để có thể ngăn cản các hoạt động không quân của Mỹ.

Các nhà lãnh đạo Iran đã phóng đại mối đe dọa của tên lửa Iran đối với các căn cứ không quân Mỹ. Mối đe dọa này vẫn còn tương đối “khiêm tốn” so với những gì mà Mỹ phải đối mặt ở Đông Á.

Hồi tháng 5 năm nay, trang mạng Business Insider dẫn báo cáo năm 2015 của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc thừa nhận rằng, Trung Quốc hiện sở hữu hàng chục tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có thể tấn công các mục tiêu trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.

Theo Heim, nguồn ngân sách hạn hẹp để củng cố các căn cứ không quân của Mỹ nên được phân bổ đầu tiên tới các căn cứ ở Tây Thái Bình Dương, nơi lực lượng tên lửa đạn đạo Trung Quốc đang tạo ra mối lo ngại lớn hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại