Mi-35 tan xác bởi tên lửa Mỹ tại Iraq

Ngay trong lần đầu tiên ra trận, trực thăng Mi-35 (Iraq vừa tiếp nhận) đã bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không vác vai do Mỹ sản xuất.

Theo The Washington Times, chiếc trực thăng Mi-35 của Không quân Iraq đã bị các tay súng IS bắn hạ. Khi gặp nạn, chiếc Mi-35 này đang làm nhiệm vụ tấn công các căn cứ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất khi bay qua thành phố Al Baiji Senniyah.
Theo The Washington Times, chiếc trực thăng Mi-35 của Không quân Iraq đã bị các tay súng IS bắn hạ. Khi gặp nạn, chiếc Mi-35 này đang làm nhiệm vụ tấn công các căn cứ của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thì bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất khi bay qua thành phố Al Baiji Senniyah.
Tuy không khẳng định nhưng The Washington Times cho biết, căn cứ vào hình ảnh ăn mừng được IS công bố sau vụ bắn hạ chiếc Mi-35 có thể thấy, loại tên lửa mà IS sử dụng nhiều khả năng là tên lửa vác vai đối không tầm thấp FIM-92 Stinger do Mỹ sản xuất.
Tuy không khẳng định nhưng The Washington Times cho biết, căn cứ vào hình ảnh ăn mừng được IS công bố sau vụ bắn hạ chiếc Mi-35 có thể thấy, loại tên lửa mà IS sử dụng nhiều khả năng là tên lửa vác vai đối không tầm thấp FIM-92 Stinger do Mỹ sản xuất.
FIM-92 Stinger là tên lửa điển hình của hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.
FIM-92 Stinger là tên lửa điển hình của hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô.
Giống như SA-7, FIM-92 Stingerđược thiết kế cho các lực lượng mặt đất của Mỹ để tự bảo vệ chống lại máy bay tấn công mặt đất của đối phương. Tuy nhiên khác với SA-7, FIM-92 Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ, có nghĩa là, nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi).
Giống như SA-7, FIM-92 Stingerđược thiết kế cho các lực lượng mặt đất của Mỹ để tự bảo vệ chống lại máy bay tấn công mặt đất của đối phương. Tuy nhiên khác với SA-7, FIM-92 Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ, có nghĩa là, nó có thể phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau (bắn đuổi).
Các biến thể mới hơn của FIM-92 Stinger được trang bị đầu tìm hai chế độ làm việc trên hai dải hồng ngoại và cực tím. Các biện pháp đối phó hồng ngoại như pháo sáng trước đây có hiệu quả gây nhiễu đối với tên lửa lắp đầu tìm hồng ngoại, nhưng nay thì vô tác dụng đối với dải sóng cực tím.
Các biến thể mới hơn của FIM-92 Stinger được trang bị đầu tìm hai chế độ làm việc trên hai dải hồng ngoại và cực tím. Các biện pháp đối phó hồng ngoại như pháo sáng trước đây có hiệu quả gây nhiễu đối với tên lửa lắp đầu tìm hồng ngoại, nhưng nay thì vô tác dụng đối với dải sóng cực tím.
FIM-92 Stinger có đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.

FIM-92 Stinger có đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.

Mỹ đã bí mật cung cấp cho phiến quân Afghanistan tên lửa FIM-92 Stinger từ năm 1986. Năm trăm bệ phóng mang vác và 1.000 quả tên lửa đã chuyển giao như cho “kẹo” cho lực lượng Hồi giáo, và nạn nhân đầu tiên của Stinger được cho là chiếc trực thăng Mi-8MT Hip hoạt động ở Jalalabad bị bắn rơi ngày 25/9/1986. Liên Xô cũ cũng đã mất 270 chiếc máy bay dưới tay của Stinger từ năm 1986 – 1989.
Mỹ đã bí mật cung cấp cho phiến quân Afghanistan tên lửa FIM-92 Stinger từ năm 1986. Năm trăm bệ phóng mang vác và 1.000 quả tên lửa đã chuyển giao như cho “kẹo” cho lực lượng Hồi giáo, và nạn nhân đầu tiên của Stinger được cho là chiếc trực thăng Mi-8MT Hip hoạt động ở Jalalabad bị bắn rơi ngày 25/9/1986. Liên Xô cũ cũng đã mất 270 chiếc máy bay dưới tay của Stinger từ năm 1986 – 1989.
Tuy nhiên không rõ vì sao các tay súng IS lại sở hữu loại tên lửa FIM-92 Stinger. Với bảng thành tích của FIM-92 Stinger, không khó hiểu vì sao trực thăng đa năng Mi-35 của Không quân Iraq bị bắn hạ ngay lần đầu tham chiến.
Tuy nhiên không rõ vì sao các tay súng IS lại sở hữu loại tên lửa FIM-92 Stinger. Với bảng thành tích của FIM-92 Stinger, không khó hiểu vì sao trực thăng đa năng Mi-35 của Không quân Iraq bị bắn hạ ngay lần đầu tham chiến.
Theo những thông tin được Bộ Quốc phòng Iraq công bố, đây là một trong những chiếc Mi-35 mà nước này vừa tiếp nhận từ Nga, có khả năng cơ động cao, được trang bị các vũ khí có độ chính xác hàng đầu thế giới và các hệ thống điều khiển, định vị hiện đại giúp máy bay có thể hoạt động được cả ngày lẫn đêm.
Theo những thông tin được Bộ Quốc phòng Iraq công bố, đây là một trong những chiếc Mi-35 mà nước này vừa tiếp nhận từ Nga, có khả năng cơ động cao, được trang bị các vũ khí có độ chính xác hàng đầu thế giới và các hệ thống điều khiển, định vị hiện đại giúp máy bay có thể hoạt động được cả ngày lẫn đêm.
Mi-35 được trang bị dàn vũ khí cực mạnh, với 6 giá treo vũ khí được phân bố đều trên 2 cánh phụ bên thân. Ở phần mũi còn được trang bị một khẩu súng máy YakB cỡ nòng 12,7mm, cho phép bắn ra 4.000-4.500 viên/phút với tốc độ đầu đạn đạt 860m/s.
Mi-35 được trang bị dàn vũ khí cực mạnh, với 6 giá treo vũ khí được phân bố đều trên 2 cánh phụ bên thân. Ở phần mũi còn được trang bị một khẩu súng máy YakB cỡ nòng 12,7mm, cho phép bắn ra 4.000-4.500 viên/phút với tốc độ đầu đạn đạt 860m/s.
Dưới 2 giá treo nằm ở 2 bên cánh, Mi-35 được trang bị 16 ống phóng tên lửa chống tăng Shturm. Với đầu đạn nổ phân mảnh 5,4kg cùng hệ thống dẫn đường radar, tên lửa này có thể phá thủng lớp giáp dày 650mm của xe tăng trong phạm vi tối đa 5km.

Dưới 2 giá treo nằm ở 2 bên cánh, Mi-35 được trang bị 16 ống phóng tên lửa chống tăng Shturm. Với đầu đạn nổ phân mảnh 5,4kg cùng hệ thống dẫn đường radar, tên lửa này có thể phá thủng lớp giáp dày 650mm của xe tăng trong phạm vi tối đa 5km.

Các giá treo còn cho phép Mi-35 trang bị hệ thống phóng rốc-két bắn hạ các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất. Trên phương diện phòng thủ, khoang lái của Mi-35 được thiết kế theo bố cục trục dọc và được bảo vệ bởi kính chống đạn.

Các giá treo còn cho phép Mi-35 trang bị hệ thống phóng rốc-két bắn hạ các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất. Trên phương diện phòng thủ, khoang lái của Mi-35 được thiết kế theo bố cục trục dọc và được bảo vệ bởi kính chống đạn.

Bình nhiên liệu của Mi-35 sử dụng công nghệ chống thấm nên khả năng tồn tại trên chiến trường đặc biệt nổi trội. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống vũ khí của Mi-35 đều được điều khiển bằng hệ thống máy tính chuyên dụng.
Bình nhiên liệu của Mi-35 sử dụng công nghệ chống thấm nên khả năng tồn tại trên chiến trường đặc biệt nổi trội. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống vũ khí của Mi-35 đều được điều khiển bằng hệ thống máy tính chuyên dụng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại