Tuần trước Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua đơn hàng này, cho phép bán 4 tàu khu trục tên lửa lớp Perry cho Đài Loan. Trước đó, Trung Quốc đã rất tức giận khi Hạ viện Mỹ thông qua một đơn hàng tương tự từ tháng tư.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan, David Lo cho biết họ đã cấp ngân sách khoảng 176 triệu USD để mua 2 tàu khu trục. Con số này chưa bao gồm bất cứ sự nâng cấp nào và họ sẽ xem xét kỹ nhu cầu của mình rồi sẽ đưa ra quyết định đối với hai tàu khác.
Người phát ngôn nói thêm rằng, Đài Loan hy vọng có thể ngay lập tức đưa hai con tàu đi vào hoạt động.
Ngày 8/12, Trung Quốc đã thể hiện sự tức giận của mình về cuộc giao dịch này.
“Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các đe dọa từ phía Trung Quốc”, ông Lo nói.
Vài năm gần đây, các đơn hàng bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan đã nhận chỉ trích mạnh mẽ từ Trung Quốc, nhưng điều này không gây ra các thiệt hại lâu dài đối với quan hệ của Bắc Kinh với Washington hay Đài Bắc.
Theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan ban hành năm 1979, khi Washington cắt đứt các quan hệ chính thức với hòn đảo này để công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Mỹ đã buộc phải cam kết trợ giúp Đài Loan trong trường hợp khu vực này bị tấn công.
Dù Đài Loan và Trung Quốc đã đạt được nhiều giao dịch mang tính bước ngoặt cùng các thỏa thuận kinh tế từ năm 2008, nhưng những mối nghi ngờ chính trị và quân sự vẫn tiếp tục thêm sâu sắc hơn.
Đặc biệt ở nền dân chủ Đài Loan, vì nhiều người cảm thấy lo sợ về những mục đích thực sự của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự cũng kèm theo thái độ cứng rắn hơn với các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới.
Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.