Lộ ảnh Trung Quốc trang bị pháo lớn cho tàu hải cảnh

Ly Vy |

Trung Quốc có vẻ sẽ lắp đặt pháo hạm cỡ nòng 76mm lên 2 tàu hải cảnh lớn nhất của nước này (và cũng là 2 tàu tuần duyên lớn nhất trên thế giới).

Những hình ảnh mới đăng tải trên tờ Nhân dân Nhật báo về 1 trong 2 tàu hải cảnh lớn nhất Trung Quốc (với lượng giãn nước ước tính lên tới 10.000 tấn) cho thấy dường như mọi công đoạn thi công con tàu đã gần hoàn thiện.

Phần thân của tàu đã được sơn màu của hải cảnh Trung Quốc, cùng số hiệu 2901.

Sau khi đưa vào hoạt động, con tàu này sẽ trở thành tàu tuần duyên lớn nhất trên thế giới (hiện nay, tàu tuần duyên lớn nhất thế giới là tàu lớp Akitsushima của Nhật Bản với lượng giãn nước trên 7.000 tấn).

Điểm đặc biệt là hình ảnh cho thấy con tàu này đã được lắp pháo cỡ nòng lớn hơn rất nhiều so với các loại pháo hiện nay trên tàu hải cảnh Trung Quốc.

Hình ảnh cho thấy tàu hải cảnh 2901 được lắp pháo cỡ nòng lớn hơn rất nhiều so với loại pháo thường trang bị trên các tàu hải cảnh Trung Quốc.

Trước đây, hầu như các tàu Hải cảnh Trung Quốc đều chỉ trang bị các bệ pháo (có thể là tự động) 23-30mm, kể cả các tàu được cải tạo từ tàu chiến hải quân đã loại biên chế.

Không rõ loại pháo hạm nào được trang bị trên tàu hải cảnh 2901 nhưng dựa vào 1 số thông tin trước đây thì rất có thể đây là pháo hạm 76mm do Trung Quốc chế tạo.

Vẫn chưa rõ chính xác loại pháo hạm nào được trang bị trên tàu hải cảnh 2901 nhưng theo thông tin mà website của Trung tâm An ninh hàng hải quốc tế (CIMSEC) từng đăng tải, con tàu nhiều khả năng được trang bị pháo hạm 76mm do Trung Quốc chế tạo.

Vị trí lắp đặt pháo phía trước mũi tàu hải cảnh 2901. Nhìn vào kích thước rất có thể loại pháo mà Trung Quốc lắp lên con tàu này là pháo hạm PJ26 cỡ nòng 76mm.

Trong ảnh là vị trí lắp đặt pháo phía trước mũi tàu hải cảnh 2901. Dựa vào kích thước, có thể dự đoán loại pháo mà Trung Quốc trang bị cho con tàu là pháo hạm H/PJ-26 cỡ nòng 76mm.

Pháo hạm H/PJ-26 là phiên bản Trung Quốc nhái từ loại pháo hạm AK-176 nổi tiếng của Nga. Điểm khác biệt dễ nhận ra giữa 2 loại pháo hạm này là H/PJ-26 được thiết kế tàng hình hơn.

Pháo hạm H/PJ-26 là phiên bản Trung Quốc "nhái" từ pháo hạm AK-176 nổi tiếng của Nga. Điểm khác biệt dễ nhận ra giữa 2 loại pháo hạm này là H/PJ-26 được thiết kế "tàng hình" hơn.

Việc lắp đặt pháo hạm cỡ nòng lớn lên tàu hải cảnh cho thấy việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực. Các loại pháo hiện nay trên tàu hải cảnh phổ biến là pháo cỡ nòng nhỏ có tính răn đe hạn chế, việc lắp đặt pháo cỡ nòng lớn cho phép các tàu này có uy lực cao hơn.

Việc lắp đặt pháo hạm cỡ nòng lớn lên tàu hải cảnh là một động thái nguy hiểm của Trung Quốc, cho thấy nước này sẵn sàng dùng vũ lực mạnh để thực thi cái gọi là "hành pháp trên biển" (thực chất là âm mưu bành trướng của Trung Quốc).

Với tham vọng bành trước tại các vùng biển tranh chấp, sau việc liên tục đóng các tàu hải cảnh cỡ lớn trong đó có tàu hải cảnh lớn nhất thế giới. Việc lắp đặt pháo hạm càng thể hiện rõ mưu đồ của Trung Quốc.

Những năm gần đây, Trung Quốc cũng liên tục tăng cường các tàu hải cảnh mới với lượng giãn nước lớn. Theo các chuyên gia, Bắc Kinh đang tham vọng xây dựng lực lượng hành pháp trên biển mạnh nhất trên thế giới. Trong ảnh là tàu hải cảnh số hiệu 3901, cũng có lượng giãn nước tới 10.000 tấn.

2 tàu hải cảnh số hiệu 2901 và 3901 có lượng giãn nước lên đến 10.000t, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.

Việc lắp đặt pháo hạm cỡ lớn càng thể hiện rõ mưu đồ bành trướng của Trung Quốc.

2 tàu hải cảnh số hiệu 2901 và 3901 có lượng giãn nước lên đến 10.000 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.

Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, 2 chiếc tàu hải cảnh cỡ lớn này nhiều khả năng sẽ được triển khai tại Biển Đông hoặc Hoa Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại