Lính dù, xe tăng và BBCG LX thần tốc phong tỏa chặt Tiệp Khắc

Đại tá Trần Danh Bảng |

Khi lực lượng ĐBĐK Liên Xô vào, thành phố Praha vẫn còn ngủ, không hề biết rằng sau một giờ, có 8.000 lính dù trang bị vũ khí tận răng đã có mặt trên các con phố hẹp ở Thủ đô này.

Kỳ 1: Lính dù Liên Xô cực nhanh và ngoạn mục tràn ngập Tiệp Khắc

Kỳ 2: Lính dù, xe tăng và Bộ binh cơ giới Liên Xô thần tốc phong tỏa chặt Tiệp Khắc

Khống chế Thủ đô Praha

Khi lực lượng ĐBĐK Liên Xô (LX) vào, Thành phố Praha vẫn còn ngủ, không hề biết rằng sau một giờ, có 8.000 lính dù trang bị vũ khí tận răng đã có mặt trên các con phố hẹp ở Thủ đô này.

Đại đội 2, Trung đoàn nhảy dù cận vệ 108, từ sân bay Ruzine, đi trên các xe bus lúc 6 giờ đã cùng một khẩu đội pháo 85mm tự hành tiến nhanh vào phố tới Nhà Chính phủ.

Đại tá Trần Danh Bảng

Gần đến tòa nhà, họ khẩn trương xuống xe, một trung đội phong tỏa từ bên ngoài tòa nhà, còn tiểu đội của Trung sĩ Pavlov chặn các cổng vào.

Trung tá Davidovsky thuộc Trung đoàn nhảy dù 119 nhớ lại:

"5 giờ 30, Trung đoàn chúng tôi hạ cánh. Sau khi tập hợp, chúng tôi trưng dụng 8 xe buýt đang hành trình để vào thành phố.

Tới 7 giờ 00, chúng tôi đã tiến ra cầu Charles bắc qua sông Vltava tới tất cả các mục tiêu, dưới sự đảm bảo an ninh của chúng tôi.

Khẩu đội pháo tự hành SU-85, Trung đội chống tăng SPG-9 của Đại đội pháo binh chặn đường vào Nhà Chính phủ từ hướng Quảng trường Thành phố và các cầu qua sông Vltava.

Trong lúc đó, Trung úy Grafov cùng 4 nhóm quân dù xông vào tòa nhà, cắt các mạch thông tin liên lạc và cô lập Chính phủ. Một lực lượng của Tổng cục Quân báo Bộ Tổng tham mưu Liên Xô (GRU) đã có mặt.

Một chi đội hỗn hợp thuộc Trung đoàn nhảy dù cận vệ 108 do Trung tá Titov chỉ huy, ngồi trên các xe pháo tự hành АSU-57 và các xe ô tô chiếm được tiến về tòa nhà Bộ Nội vụ.


Bộ đội xe tăng Liên Xô và quân đồng minh tràn ngập Tiệp Khắc chỉ trong ít giờ đồng hồ. Ảnh: Life.

Bộ đội xe tăng Liên Xô và quân đồng minh tràn ngập Tiệp Khắc chỉ trong ít giờ đồng hồ. Ảnh: Life.

Sau khi họ đã phong tỏa tất cả các lối tiếp cận. Sĩ quan của Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB) cũng xuất hiện".

Việc đánh chiếm Học viện Quân sự - Chính trị Praha do Trung đoàn trưởng nhảy dù cận vệ 108 Sokolov chỉ huy.

Chi đội dù hỗn hợp 8 giờ 30 xông vào khuôn viên, chặn tất cả các lối ra vào, phong tỏa trại lính, chung cư sĩ quan và tòa nhà chính của học viện, khu vực học viện bị phong tỏa toàn bộ.

Tới 15h00 cùng ngày, Tiểu đoàn tăng của Thiếu tá Rodionov thuộc Tập đoàn quân 20 tiến đến tòa nhà của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc hỗ trợ cho Đại đội trinh sát độc lập 72 nhanh chóng bố trí vòng đai bảo vệ bên ngoài, trước đám đông người biểu tình đang tiếp cận.

Trang istpravda.ru cũng ghi lại nhiều hồi ức của sĩ quan, như Lev Gorelov (năm 1968 - chỉ huy Tiểu đoàn dù 7) trong cuốn "Sự thật lịch sử" xuất bản hồi ký của những người lính Xô Viết đã từng chiến đấu ở Tiệp Khắc năm 1968.

Nhóm 12 lính dù dẫn đầu là Titov xông vào phòng, giải giáp các nhân viên và dồn hết họ vào một phòng lớn, tại đó họ bị canh giữ cẩn thận. Khi một nhóm sĩ quan đặc biệt có mặt, quân dù giao toàn bộ số bị tạm giữ.

Ngày hôm đó xe tăng “quân chiếm đóng” dày đặc trên các con phố. Sau này, đám đông dân chúng khích động xếp đội hình đi bộ và trên các xe ô tô gắng sức đột nhập vào tòa nhà.

Các chiến sĩ nhảy dù đã phải khó nhọc ghìm giữ họ quyết liệt trong suốt hai ngày đêm và chỉ đến ngày 23/08, nhóm Titov mới được giải phóng khỏi nhiệm vụ giữ an ninh cho mục tiêu này.

Trong gần ba ngày đêm sau đó đại đội trinh sát và các chiến sĩ xe tăng đã bảo vệ và đánh bật đám đông người dân thành phố, cố gắng giải thích cho họ mục đích đến Praha và chính sách của Liên Xô, không để xảy ra các hành động khiêu khích và những lời lăng mạ.

Tuy vậy, trong ba ngày đêm đó, bàn tay của những kẻ côn đồ và khiêu khích cũng đã làm bị thương năm người, trong đó có hai lính dù.


Các lực lượng Liên Xô và đồng minh chiếm giữ và kiểm soát những vị trí trọng yếu của Tiệp Khắc.

Các lực lượng Liên Xô và đồng minh chiếm giữ và kiểm soát những vị trí trọng yếu của Tiệp Khắc.

Một lực lượng áp đảo

Cùng với lực lượng tiên phong của lực lượng quân dù Liên Xô nêu trên đây, với sự hiệp đồng rất chặt chẽ từ Bộ chỉ huy Khối Hiệp ước Quân sự Warszawa, đứng đầu là Nguyên soái Liên Xô Jakubowski.

Đúng 0 giờ ngày 21/08, các cánh quân cơ giới của Liên Xô, Bulgaria, Ba Lan, Đông Đức và Hungary từ bốn hướng vượt qua biên giới vào Tiệp Khắc tại hai mươi điểm.

Lại nói đến hoạt động của Quân đội các nước Hiệp ước Warszawa trong “Chiến dịch Dunai” này, ngoài sư đoàn dù số 7, còn có một lực lượng hùng hậu.

Đó là một phần bộ đội Cụm Quân đội Xô Viết tại Đức, Cụm quân Bắc, Cụm quân Nam, Quân khu (QK) PriBaltic, QK PriKarpat, QK Belorussia, QK Kiev, QK Moscow, QK Odessa, Binh chủng nhảy dù, Quân chủng phòng không Liên Xô.

Ngoài ra còn có Quân đội Hungary, Quân đội Cộng hòa Dân chủ Đức, Quân đội Ba Lan, Quân đội Bulgaria...

Nếu xét theo tính chất binh chủng tham gia vào chiến dịch này có thể kể đến:

3 tập đoàn quân xe tăng, 7 tập đoàn quân binh chủng hợp thành, 4 tập đoàn quân không quân, 2 tập đoàn quân phòng không độc lập Quân chủng Phòng không Liên Xô, Quân đoàn lục quân 28 Quân khu PriKarpat, Quân đoàn phòng không 11.

Trên hướng chính tiến vào chiếm giữ Thủ đô Praha, có Tập đoàn quân độc lập số 20 nhiệm vụ của họ ngăn chặn sự quá khích của các lực lượng phản cách mạng ở Prague và các thành phố khác.

Qua đó thiết lập sự kiểm soát hoàn toàn đối với các cơ quan nhà nước, đảng và các công sở khác, đảm bảo an ninh tin cậy cho dân chúng. Kiên quyết đập tan các hành động bạo loạn vũ trang.

Ngay trong ngày, các đối tượng bị khống chế trong khu vực Praha và Brno đã đặt hoàn toàn dưới sự kiểm soát của các lực lượng đồng minh.

Cùng với quân dù khống chế các tòa nhà của Trung ương, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu, các lực lượng tham gia đã chiếm đài phát thanh truyền hình, các trung tâm hành chính và công nghiệp lớn của Tiệp Khắc bị quân đội đồng minh đã chốt chặt.

Các đơn vị đồng minh Khối Warszawa được đặt tại tất cả các thành phố lớn. Cả trên vùng núi Carpathian và chốt 100% các cầu qua sông Dunai.


Xe tăng Liên Xô và đồng mình tràn ngập các thành phố của Tiệp Khắc chỉ sau 1 đêm.

Xe tăng Liên Xô và đồng mình tràn ngập các thành phố của Tiệp Khắc chỉ sau 1 đêm.

Còn đơn vị đồn trú Tiệp Khắc, sân bay quân sự tại các thành phố, thị trấn, rồi toàn cõi Boheme, Slovakia, Bratislava, Moravia, Brno... đều bị quân đồng minh phong tỏa chặt.

Biên giới phía Tây của Tiệp Khắc, như vùng giáp nước Áo, đồng minh triển khai kiểm soát lãnh thổ, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất nếu có đụng độ.

Tại thành phố Kromeriz, nhiều cơ sở được phân phối một số lượng lớn các tờ rơi chống Liên Xô kêu gọi kháng chiến vũ trang cho quân đồng minh.

Dân chúng chủ yếu là tại Praha, Bratislava và các thành phố lớn khác, thể hiện sự không hài lòng với những gì đang xảy ra. Biểu tình công khai, các đài phát thanh dưới tầng hầm hoạt động, phân phát truyền đơn và kháng cáo quân đội các nước đồng minh.

Máy bay trực thăng bay lên phát thanh chống đối... Trong một số trường hợp, đã có các cuộc tấn công vũ trang vào quân nhân. Nhưng “ván đã đóng thuyền”. Đại tá Shishkin, một sĩ quan “lực lượng đặc biệt” nhớ lại:

“Lúc đó tôi là trung tá, xông vào Văn phòng của Tổng Bí thư Dubsek, trong đó rất nhiều người. Tôi chào họ. Nhưng đáp lại bằng một sự im lặng khinh bỉ. Đột nhiên ông Kriegel (một lãnh đạo) nói: "Lạy Chúa! Sao lại phải đưa quân đội đến chỗ chúng tôi làm gì?"

Chúng tôi nói với ông ấy rằng Quân đội Liên Xô đến bảo vệ người Czech và những thành tựu của Chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc và nói thêm: "Các Ngài! Chúng tôi yêu cầu các Ngài giữ bình tĩnh và trật tự. An ninh cho các Ngài sẽ được bảo đảm".

Tổng bí thư Dubcek cầm máy, định gọi cho Tổng bí thư Liên-Xô Brezhnev. Nhưng thượng úy an ninh Zhadnov lịch sự từ chối, sau khi cắt dây điện thoại"...

Rồi “ngài” Dubsek, Kriegel, và Shimon được đưa qua lối sân, dưới sự đảm bảo an ninh của Đại tá Коrshun, chỉ huy các trinh sát đưa họ lên xe bọc thép, lập tức trực chỉ phi trường quốc tế về Moskva.

... Như lịch sử đã ghi, sau một thời gian ngắn, người ta đã thay thế Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Alexander Dubsek bằng ông Gustav Husák, một người thân cận với Liên Xô.

“Lính dù” của Quân đội Liên Xô khi đó, của Nga bây giờ vẫn luôn đóng vai trò xung kích, lực lượng “viễn chinh” thiện chiến, tin cậy trước mọi tình huống.

(Tiếp theo và hết)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại