Quyết định triển khai tàu sân bay hạt nhân lớn thứ nhì thế giới Charles de Gaulle được thực hiện trước khi cuộc tấn công khủng bố vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và các cuộc khủng hoảng con tin sau đó làm chết 17 người, gây ra sự kinh hoàng khắp nước Pháp.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Jean Yves Le-Drain đã khẳng định rằng "IS phải bị xóa sổ", nên việc triển khai tàu sân bay đến vịnh Ba Tư có thể xem là một cam kết lâu dài của lực lượng quân sự mạnh nhất châu Âu với nhiệm vụ tiêu diệt IS.
“Với sự hỗ trợ từ tàu sân bay Charles de Gaulle, chúng tôi có thể thực hiện các hoạt động quân sự ở Iraq nếu cần thiết. Tàu sân bay sẽ hợp tác chặt chẽ với lực lượng liên quân”, Tổng thống Francois Hollande cho biết ngày 14.1.
Lịch sử của tàu Charles de Gaulle cho tới nay trải qua rất nhiều thăng trầm.
Việc xây dựng tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Pháp bắt đầu từ năm 1987. Tuy nhiên do ngân sách hạn chế phải sau 4 lần dừng công việc chế tạo thì năm 1994 con tàu mới được hạ thủy.
Tuy nhiên phải đến 7 năm sau tàu Charles de Gaulle mới thực sự chính thức ra mắt.
Trong bài kiểm tra hành trình trên biển cuối cùng của mình vào tháng 11.2000, một phần chân vịt của tàu bị gãy. Việc sửa chữa phải mất nhiều tháng, lúc đấy những người chống lại dự án nói rằng lần đầu tiên kể từ sau thế chiến thứ 2 quân đội Pháp không có một tàu sân bay nào.
Với lượng giãn nước lên tới 42.000 tấn, Charles de Gaulle được xem là tàu sân bay hạt nhân lớn thứ 2 thế giới hiện nay. Con tàu có chiều dài tổng thể 261,5 m, chỗ rộng nhất 64,36 m, mớn nước 9,43 m.
Tàu đi theo hướng thiết kế boong phóng máy bay của tàu sân bay Mỹ, không dùng kiểu nhảy cầu như tàu sân bay Anh hay Nga. Vì thế mà khi cần các máy bay Mỹ cũng có thể cất - hạ cánh trên Charles de Gaulle.
Con tàu có khả năng chở 28 - 40 máy bay các loại gồm: tiêm kích Rafale M; cường kích Super Etendard; máy bay cảnh báo sớm E-2C, trực thăng đa năng Dauphin, Caracal, Cougar.
Charles de Gaulle được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân K15 công suất 30 MW cung cấp năng lượng cho con tàu hoạt động liên tục 20 - 25 năm, tốc độ bơi tối đa 50 km/h. Thủy thủ đoàn của tàu gần 2.000 người (600 người thuộc không quân).
Tàu sân bay Charles de Gaulle được trang bị hệ thống phòng thủ khá mạnh: 32 tên lửa phòng không tầm ngắn - trung Aster 15; 12 tên lửa phòng không tầm thấp Mistral và 8 pháo 20 mm.
Trước khi được đi vào hoạt động chính thức, lực lượng hải quân Pháp có một quy định bắt buộc: phải có nữ phi công tham gia phi đội trên tàu.
Phi đội trên tàu luôn phải có phi công nữ
Tháng 2.2002 tàu Charles de Gaulle tham gia vào liên quân chống Taliban dưới sự lãnh đạo của Mỹ.
Lễ kỷ niệm chiến dịch Dragoon năm 2004
Năm 2004, hải quân Pháp làm lễ đánh dấu kỷ niệm chiến dịch Dragoon, một chiến dịch diễn ra sau D-Day, ngày quân đồng minh đổ bộ lên miền bắc Pháp đang bị Đức chiếm đóng.
Một tiêm kích đang cất cánh từ Charles de Gaulle trong cuộc tập trận Varuna
Trong cùng năm, con tàu đóng vai trò trung tâm trong cuộc tập trận hải quân Varuna được tổ chức định kỳ giữa Ấn Độ và Pháp.
Lễ kỷ niệm 200 năm trận Trafalgar
Năm 2005, Charles de Gaulle cùng 35 quốc gia khác dự lễ kỷ niệm 200 năm trận Trafalgar, một cuộc hải chiến lớn thời Napoleon đánh Anh.
Tàu Charles de Gaulle đang sửa chữa
Năm 2007, Charles de Gaulle được cập cảng Toulon cho một thời gian sửa chữa kéo dài hơn 1 năm.
Trên boong tàu Charles de Gaulle năm 2011 khi không kích Lybia
Pháp gửi tàu sân bay cùng phi đội ném bom, góp phần lật đổ lãnh đạo Lybia Muammar Gaddafi vào năm 2011.