Lá chắn thần của Mỹ bất lực trước "sát thủ diệt Guam" Trung Quốc?

Hải Vy |

Theo Business Insider, một số loại tên lửa đạn đạo của TQ có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sắp được triển khai tại Hàn Quốc.

Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng trước, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã phản đối kế hoạch Washington triển khai hệ thống phòng thủ THAAD tại Hàn Quốc.

Trang mạng Business Insider (Mỹ) cho biết, đó là bởi hệ thống THAAD có thể bảo vệ Hàn Quốc trước một cuộc tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên hoặc Trung Quốc.

Ngày 16/10 vừa qua. trong chuyến thăm tới Nhà Trắng, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng đã thảo luận về mối đe dọa tên lửa từ phía Trung Quốc và Triều Tiên với Tổng thống Obama.

Tướng Curtis Scaparrotti, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, cho biết cá nhân ông đã đề xuất triển khai hệ thống THAAD tại quốc gia này.


Theo Business Insider, một số loại tên lửa Trung Quốc có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Theo Business Insider, một số loại tên lửa Trung Quốc có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

THAAD là hệ thống phòng thủ tiên tiến. Theo Business Insider, nó được thiết kế để chuyên đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn cuối của hành trình bay.

Vì vậy, THAAD hoàn toàn có thể đánh chặn bất cứ tên lửa đạn đạo nào phóng từ Triều Tiên.

Tuy nhiên, một số loại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, như tên lửa tầm trung DF-26 vẫn có khả năng vượt qua được hệ thống này.

Trước đó, trang mạng Sina (trụ sở tại Bắc Kinh) cho biết, DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) 2 tầng, nhiên liệu rắn, có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường nặng từ 1.200 - 1.800kg và có tầm bắn tối đa ước tính trên 5.000km.

Điều này đồng nghĩa nó có thể tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ như Guam ở châu Á - Thái Bình Dương hoặc Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Vì vậy, nó còn được mệnh danh là “sát thủ diệt Guam”.

Theo một số hình ảnh rò rỉ, DF-26 được vận chuyển bằng một phương tiện 6 bánh, do đó nó có thể sẽ khai hỏa được từ một bệ phóng lưu động.

Sina khẳng định DF-26 vượt trội hơn các IRBM tiên tiến nhất trên thế giới. Mỹ và Liên Xô không thể phát triển tên lửa tương tự như DF-26 do Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung được ký bởi Chủ tịch Liên Xô Gorbachev và Tổng thống Mỹ Reagan năm 1987.

Trong đó, các bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung (1.000-5.500 km) và tầm ngắn (500-1.000 km).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại