Kế hoạch trở thành cường quốc hải quân của Trung Quốc

Tuệ Minh |

Trung Quốc nhận ra rằng việc đầu tư phát triển lực lượng chi viện ngoài khơi góp phần quan trọng trong tham vọng xây dựng một cường quốc hải quân thế giới của mình.

Hải quân Trung Quốc, từ khi thành lập năm 1949 đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan 1996, chỉ tập trung vào việc ngăn chặn Đài Loan trở thành quốc gia độc lập. Mục tiêu này không yêu cầu các cuộc triển khai quân ở phạm vi xa cũng như năng lực hải quân mạnh.

Tuy nhiên, giờ đây, Bắc Kinh lại “mạnh miệng” tuyên bố đã đạt được vị thế là một cường quốc hải quân toàn cầu.

Thông điệp đó nhấn mạnh, có thể Trung Quốc vẫn còn là dân nghiệp dư khi nói đến chiến thuật nhưng lại là bậc thầy trong nghiên cứu hậu cần.

Giới lãnh đạo Hải quân Trung Quốc thuộc lực lượng Quân đội Giải phóng nhân dân (Hải quân Trung Quốc), cuối cùng đã nhận ra được vai trò to lớn của lĩnh vực hậu cần trong bất kỳ một lực lượng quân sự hiệu quả nào.

Chương trình hiện đại hóa gần đây của Hải quân Trung Quốc có thể đã được lên kế hoạch từ những năm 1990, tuy nhiên, mới đây, Trung Quốc đã thất bại khi đưa thêm kế hoạch mở rộng sự chi viện bổ sung ngoài khơi (RAS).

Trung Quốc đã tăng cường các tàu tiếp nhiên liệu trên biển.

Trước khi bước sang thế kỷ 21, Hải quân Trung Quốc mới chỉ sở hữu một tàu chở dầu của Liên Xô và hai tàu chở dầu lớp Fuging phiên bản sản xuất hạn chế cho toàn bộ hạm đội hải quân của mình.

Tàu chi viện lớp Komandarm Fedko thời Xô Viết cũ bắt đầu được đóng tại Ukraine năm 1989 và được Trung Quốc mua đặt mua năm 1992 và bốn năm sau mới gia nhập Hải quân Trung Quốc với tên gọi Qinghai-Hu (AO 885).

Đây là một con tàu lớn, nặng 37.000 tấn, tương đương với các tàu chở dầu đang hoạt động khác của Mỹ. Qinghai-Hu có bốn khoang tiếp dầu và Trung Quốc đã thêm vào một boong hàng không nhỏ, có khả năng mang theo một trực thăng vận tải Z-8.

Con tàu này được cho là khá yếu với chỉ một động cơ diesel nhưng vẫn có thể hỗ trợ các tàu chiến triển khai đến Guam hay tham gia các hoạt động chống cướp biển ở vịnh Aden.

Hai tàu lớp Fuqing gia nhập Hải quân Trung Quốc năm 1980 và 1982, chỉ nặng 21.000 tấn. Hai tàu này được trang bị bốn trạm tiếp dầu nhưng chỉ chứa được một lượng nhiên liệu hạn chế.

Tàu lớp Fuqing có một khoang bay nhỏ nhưng không chứa được máy bay, điều này đã hạn chế khả năng triển khai trực thăng của hải quân Trung Quốc.

Trước năm 2005, Trung Quốc không mấy đặt trọng tâm vào năng lực chi viện trên biển, bằng chứng là Bắc Kinh trên thực tế đã đóng 4 tàu lớp Fuqing trong những năm 1980 nhưng đã bán một chiếc cho Pakistan năm 1988, còn chiếc thứ tư được dùng để phục vụ mục đích thương mại.

Tuy nhiên, đến năm 2005, đã có thêm nhiều tàu chở dầu mới gia nhập Hải quân Trung Quốc, đó là hai tàu lớp Fuchi. Tàu chở dầu Fuchi là mô hình tàu RAS hiện đại của hải quân Trung Quốc, hai phiên bản cải tiến của tàu Fuchi đã gia nhập hạm đội trong năm 2014.

Điều này có nghĩa là các nhiệm vụ của lực lượng chống cướp biển triển khai từ vùng vịnh Aden đến những nơi xa hơn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hai tàu chở dầu lớp Fuchi. Hai tàu này sẽ thực hiện các cuộc điều quân khỏi khu vực vùng biển trong nước cứ mỗi 6 hoặc 12 tháng.

Các con tàu lớp Fuchi đã được cải tiến bao gồm bốn khoang tiếp dầu và hai kho chứa dầu, đủ khả năng cung cấp một lượng lớn các hàng hóa khô và quân nhu trên biển.

Các tàu chi viện kiểu mới này có thể hỗ trợ các hoạt động “dài hơi” dù trọng lượng của chúng khá nhỏ, khoảng 22.000 tấn, điều đó có nghĩa là chúng cần thường xuyên chi viện từ các kho dầu thay thế.

Hải quân Trung Quốc năm 2015 đã được trang bị 7 tàu RAS. Ít nhất một tàu lớp Fuchi truyền thống đang chuẩn bị gia nhập hạm đội.

Hải quân Trung Quốc hy vọng trong thời gian tới ngân quỹ quốc phòng sẽ cho phép họ có thêm nhiều tàu chi viện loại này hoặc một phiên bản nâng cấp hơn.

Các con tàu RAS của Hải quân Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng tiếp nhiên liệu ở gần lẫn xa. Thêm vào đó, tất cả các con tàu trên đều có khoang dành cho trực thăng, nhưng mới chỉ có tàu Qinghai-Hu và tàu lớp Fuchi được trang bị để chứa các trực thăng hỗ trợ hậu cần Z-8.

Kể từ tháng 12/2008, kinh nghiệm triển khai quân tầm xa của hải quân Trung Quốc đã gia tăng đáng kể.

7 năm chinh chiến ở những vùng biển xa đã đem lại cho Bắc Kinh bài học rằng tự cung cấp hậu cần là một công cụ hiệu quả trong mọi cuộc chiến và có thể hỗ trợ cho an ninh quốc gia Trung Quốc trên biển.

Việc Trung Quốc nhận ra tầm quan trọng của công tác hậu cần cho hải quân còn được thể hiện qua việc Bắc Kinh tiến hành thiết lập một cơ sở thường xuyên ở Cộng hòa Djibouti, một quốc gia ở Đông Phi.

Việc tạo ra một hệ thống hậu cần chi viện ở nước ngoài sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các con tàu RAS.

Hải quân Trung Quốc trong năm 2015 đã có một lực lượng tàu chi viện tương xứng nhằm hỗ trợ cho các cuộc triển khai quân liên tục trên biển.

Việc gia tăng ngân sách quốc phòng và tăng cường lực lượng chi viện trên biển cho thấy Bắc Kinh đã nhận ra được tầm quan trọng của năng lực hậu cần hàng hải.

Theo quân đội nước này, các tàu chi viện vẫn tiếp tục được đóng mới trong tương lai để nâng cao hơn nữa sức mạnh của hải quân Trung Quốc.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại