Indonesia tiếp nhận chiến hạm tối tân giá siêu bèo

Tuân Việt |

Chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc dự án F2000 mang tên Bung Tomo mà Hải quân Indonesia mua lại của Brunei đã cập cảng Belavan trên đảo Sumatra - Tờ Lenta (Nga) ngày 17/9 đưa tin.

Theo báo cáo của tờ The Jakarta Post, con tàu mang số hiệu 357.

Indonesia nhận khu trục hạm F2000 đầu tiên - Bung Tomo.

Indonesia nhận hộ vệ hạm tên lửa F2000 đầu tiên - Bung Tomo.

Tổng cộng, Indonesia đã mua 3 tàu lớp Bung Tomo. Ban đầu, những con tàu này đã được Hải quân Brunei đặt hàng từ BAE Systems vào năm 1995. Việc đóng tàu bắt đầu từ năm 2001-2002, nhưng Brunei đã từ chối mua các chúng vì thấy không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, trong tháng 6 năm 2007, các tàu vẫn được chuyển cho khách hàng. Sau đó, vào năm 2012, Brunei đã quyết định bán lại cho Indonesia với giá chỉ bằng 1/5 giá trị ban đầu.

Tờ The Jakarta Post dẫn lời Đại tá Hải quân Indonesia Yayana Sofia cho biết rằng con tàu hộ tống thứ hai mang tên John Lee (số hiệu 358) và thứ ba Usman Harun (số hiệu 359) sẽ đến Indonesia vào ngày 20 tháng 9 tới đây.

Tàu hộ tống thứ hai mang tên John Lee (số hiệu 358).

Tàu hộ tống thứ hai mang tên John Lee (số hiệu 358).

Trước đó, theo các phương tiện truyền thông nước ngoài, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo ngày 18/7 đã chủ trì nghi lễ tiếp nhận 2 tàu hộ vệ hạm lớp Bung Tomo từ xưởng đóng tàu Barrow-in-Furness của Công ty hàng hải trực thuộc Tập đoàn BAE Systems, Vương quốc Anh.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Bung Tomo thuộc Dự án F2000 có chiều dài 95 m, lượng giãn nước 1.940 tấn, tốc độ tối đa 30 hải lý/h và tầm hoạt động lên tới 5.000 hải lý (với tốc độ 12 hải lý/h). Thủy thủ đoàn của con tàu là 79 người.

Trước đây khi Brunei dự định mua, 3 tàu này đ lần lượt được trao số hiệu và tên gọi là F-28 KDB Nakhoda Ragam, F-29 KDB Bendahara Sakam và F-30 KDB Jerambak.

Trước đây khi Brunei dự định mua, 3 tàu này đ lần lượt được trao số hiệu và tên gọi là F-28 KDB Nakhoda Ragam, F-29 KDB Bendahara Sakam và F-30 KDB Jerambak.

Bung Tomo được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại như 01 pháo hạm Otto Melara 76mm, pháo phòng không tầm gần 30mm DS30 REMSIG và ống phóng ngư lôi 324mm.

Theo thiết kế ban đầu, tàu được trang bị 8 tên lửa hành trình chống hạm MM40 Block II với tầm bắn 70km và tên lửa phòng không phóng thẳng đứng Seawolf. Tuy nhiên, khi bán cho Indonesia, các hệ thống tên lửa này được thay thế bằng tên lửa chống hạm MM40 Block III, có tầm bắn 180km và tên lửa phòng không MICA của MBDA.

Bung Tomo được trang bị hệ thống vũ khí và điện tử hiện đại.

Bung Tomo được trang bị hệ thống vũ khí và điện tử hiện đại.

Về hệ thống điện tử, tàu hộ tống lớp Bung Tomo được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Ramadec 2500, hệ thống định vị thủy âm, sonar 4130C1 của Thales, radar tìm kiếm mặt nước 1007 và radar tìm kiếm trên không AWS9 của BAE.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại