Chuyên gia Mỹ: Làm thế nào để cướp được một chiến hạm?

Nhật Huy |

Trong quá khứ từng có nhiều trường hợp tàu chiến bị chiếm quyền kiểm soát, nhưng thường do thủy thủ nổi loạn. Việc một nhóm khủng bố cướp tàu chiến thì có lẽ chưa từng có tiền lệ.

Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) đăng bài viết cho hay: AQIS, nhánh Al-Qaeda ở tiểu lục địa Ấn Độ, đã thực hiện một vụ tấn công liều lĩnh nhắm vào một xưởng đóng sửa tàu của Hải quân Pakistan đêm ngày 13 tháng 9 vừa qua. Mục tiêu của vụ tấn công là nhằm cướp khinh hạm PNS Zulfiqar. Đây là lần đầu tiên một nhóm khủng bố tìm cách đánh chiếm tàu hải quân. Nếu kế hoạch này thành công như dự kiến, hậu quả có thể rất khó lường.

Khinh hạm PNS Zulfiqar, lượng giãn nước 2.500 tấn, dựa trên thiết kế 053H3 của Trung Quốc

Theo tuyên bố từ chính AQIS, khi tổ chức này đã chiếm quyền kiểm soát con tàu và chuẩn bị dùng nó để tấn công một tàu sân bay của Mỹ thì quân đội Pakistan kịp thời can thiệp và ngăn chặn nhóm khủng bố. Ngoài số bị tiêu diệt, có 4 tên bị bắt. Đặc biệt, trong đó có 2 sĩ quan hải quân Pakistan làm tay trong cho nhóm này.

Vụ tấn công gây sốc không chỉ vì mức độ liều lĩnh mà còn vì nó cho thấy quân đội Pakistan đã bị các tổ chức Hồi giáo cực đoan xâm nhập rất sâu. Bộ trưởng quốc phòng nước này Khawaja Asif thừa nhận nếu không có sự tiếp tay từ bên trong, AQIS không thể nào lọt qua hàng rào an ninh và tiếp cận con tàu.

Bán Mi-35 cho Pakistan: Nga khiến Mỹ, Trung, Ấn phải nuốt hận Bán Mi-35 cho Pakistan: Nga khiến Mỹ, Trung, Ấn phải "nuốt hận"

(Soha.vn) - Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Pakistan có thể mang lại nhiều lợi ích cho Moscow.

Ngay cả khi thất bại, vụ tấn công vẫn gây thiệt hại lớn về lòng tin giữa Mỹ và Pakistan. Lực lượng quân sự 2 nước khó có thể phối hợp hoạt động hiệu quả nếu người Mỹ luôn phải lo ngại việc bị tấn công bất ngờ. Tàu PNS Zulfiqar dự kiến sẽ ra khơi vào hôm Chủ nhật để gia nhập một hải đội quốc tế ở Ấn Độ Dương thì bị tấn công vào đêm thứ Bảy. Được trang bị tên lửa diệt hạm C-802 của Trung Quốc, với tầm bắn 120 km, Zulfiqar hoàn toàn có thể gây thiệt hại cho các tàu chiến Mỹ trong khu vực nếu âm mưu trên không được ngăn chặn kịp thời.

PNS Zulfiqar (hậu cảnh) trong một chiến dịch chống hải tặc chung với hải quân Australia

Đây không phải là lần đầu tiên một cơ sở quân sự lớn của hải quân Pakistan trở thành mục tiêu của các nhóm khủng bố. Tháng 5/ 2011, tổ chức Taliban ở Pakistan (TTP) và Al-Qaeda phối hợp tấn công căn cứ hải quân Mehran tại Karachi. Vụ tấn công gây thiệt hại nặng nề, 18 quân nhân thiệt mạng và 2 máy bay tuần tra P-3C Orion bị phá hủy. Đây được xem là đòn trả đũa sau khi nhiều sĩ quan hải quân Pakistan làm tay trong cho Al-Qaeda bị bắt giữ.

P-3C Orion bốc cháy trong vụ tấn công vào Mehran

Trong quá khứ, đã từng có nhiều trường hợp tàu chiến bị chiếm quyền kiểm soát, nhưng thường là do thủy thủ nổi loạn. Như vào năm 1910, thủy thủ đoàn trên 2 tàu chiến Brazil đã nổi loạn và đe dọa nã pháo vào Rio De Janiero. Năm 1931, đến lượt hải quân Chile nổi loạn, chiếm giữ quân cảng và các tàu chiến trong vòng 1 tuần. Cũng trong năm đó, 4 tàu chiến của hải quân Hoàng gia Anh bị các thủy thủ chiếm quyền kiểm soát trong 1 thời gian ngắn. Hải quân Nga thời Sa hoàng cũng hứng chịu một số vụ nổi loạn đáng chú ý trong lịch sử. Nhưng việc một nhóm khủng bố tìm cách cướp tàu chiến thì có lẽ chưa từng có tiền lệ.

Robert Farley

Sẽ cần bao nhiêu người để thực hiện thành công một phi vụ như vậy? Theo ông Robert Farley, phó giáo sư tại Đại học Ngoại giao và Thương mại quốc tế Patterson (Mỹ), câu trả lời tùy thuộc vào hiện trạng của con tàu, mức độ phức tạp của trang thiết bị và kỹ năng của những người tham gia. Nhiều chức năng thật ra khá đơn giản. Động cơ tàu nếu trong điều kiện tốt có thể vận hành mà không cần phải giám sát, bảo trì nhiều. Để lái tàu cũng chỉ cần một vài thủy thủ có kinh nghiệm. Nếu được chuẩn bị kỹ, tùy thuộc vào các biện pháp an ninh ở cảng, nhóm cướp tàu hoàn toàn có thể kiểm soát và khởi động con tàu. Đưa tàu ra khỏi cảng sẽ khó khăn hơn, nhưng nếu có sự tiếp tay từ bên trong, như trong vụ cướp tàu Zulfiqar, thì điều này có thể thực hiện được.

Một khi tàu đã ra khơi, việc nó có thể làm gì tùy thuộc vào thành phần những thủy thủ hay sĩ quan đồng lõa với nhóm khủng bố, và việc họ có thể tiếp cận, điều khiển những hệ thống nào trên tàu. Chúng có thể khai hỏa vũ khí, nhưng để tấn công một mục tiêu thì cần nhiều hơn thế. Nhóm khủng bố còn phải có thể phát hiện, theo dõi mục tiêu, dẫn bắn cho tên lửa sau khi khai hỏa…Những chức năng cần nhiều nhân lực được huấn luyện đầy đủ. Nếu chỉ dựa vào một số ít sĩ quan, thủy thủ phản loạn thì khó có thể thực hiện được.

Tên lửa Nga thừa sức xé toang siêu tàu khu trục Mỹ "Tên lửa Nga thừa sức xé toang siêu tàu khu trục Mỹ"

(Soha.vn) - Theo một bài báo Nga thì tàu khu trục Arleigh Burke có khả năng phòng không “trung bình”, còn khả năng chống tàu ngầm và tàu mặt nước thì “dưới mức trung bình".

Ngoài ra còn phải tính đến khả năng tàu bị truy đuổi và tấn công. Khi đó, nhóm khủng bố cũng cần nhân lực có khả năng vận hành các hệ thống phòng vệ của tàu. Vì vậy ngay cả khi nếu khủng bố có thể cướp và đưa tàu ra khơi, nhiều khả năng chúng chỉ có thể dùng chính con tàu như vũ khí bằng cách đâm vào mục tiêu. Nguy cơ thực sự chỉ xảy ra nếu toàn bộ thủy thủ đoàn và sĩ quan của con tàu cùng làm phản và tiếp tay cho nhóm khủng bố.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại