Chật vật ra đời, nhưng tên lửa phòng không đầu tiên thật tuyệt!

Đại tá Trần Danh Bảng |

Nhớ về mẫu vũ khí sinh ra trong thập kỷ 50, từ những tháng năm đầu tiên gian khó, “Hệ thống 25”, "Berkut" S-25 là một kết quả phát triển tên lửa phòng không tuyệt vời.

 Ngay sau Thế chiến thứ 2, xuất hiện ngay chiến tranh Lạnh. Mỹ và Liên Xô lao vào chạy đua vũ trang. Vào thập kỷ 50, LLVT Xô-Viết đứng trước câu hỏi lớn, làm thế nào phòng thủ hiệu quả vùng trời rộng lớn của Liên bang, trong đó có Thủ đô Moscow.

Thời kỳ đó, người Nga ghi nhận vai trò của Sitalin, với người thân cận là Beria, tiếp sau này Bộ trưởng Quốc phòng Zhukov đã đặt vấn đề phòng không quốc gia như một nhiệm vụ lớn lao, trước sự phát triển rất cao của không quân đế quốc.

 
Đại tá Trần Danh Bảng
 

Sứ mệnh đó trước hết đặt trên vai là các nhà khoa học Xô-viết như L.Leonov, M. Isaev, V. Tikhomirov…và Tổng công trình sư nổi tiếng Lavochkin, đã nghiên cứu chế tạo ra hệ thống tên lửa đất đối không "Berkut" S-25, còn gọi là “hệ thống 25”.

Từ những quyết sách chiến lược

Nói gì thì nói, WW-2 đã thúc đẩy, tạo động lực mạnh mẽ, khách quan sau Thế chiến, đòi hỏi phải tăng tiến khoa học và công nghệ quan sự ở các nước phát triển. Từ 1946, Mỹ tăng cường quân sự, Liên-Xô cũng gắng sức nâng cao tiềm lực Quốc phòng.

Khi đó, nhũng người lãnh đạo cao nhất của Liên-Xô đều thống nhất cao chủ trương, tập hợp các nhà khoa học hàng đầu cho nhiệm vụ thiết kế chế tạo vũ khí hiện đại.

Nổi tiếng nhất về quyết sách của Liên-Xô là thành lập các Uỷ ban Đặc biệt. Trước đó, Uỷ ban Đặc biệt số 1, có nhiệm vụ cấu trúc một ngành công nghiệp quốc gia hạt nhân và vũ khí hạt nhân, đứng đầu là Beria, người thân cận của Stalin.

Tới năm 1946, thành lập Uỷ ban Đặc biệt số 2 chuyên chế tạo tên lửa; Uỷ ban Đặc biệt số 3 chuyên về radar. Kết quả trong tháng 8 năm 1949, Liên-Xô đã thử nghiệm bom nguyên tử đầu tiên thành công.

Ngày 09/08/1950, Hội đồng Liên bang Xô viết Ban hành nghị quyết "Nâng cao quản lý bầu trời bằng radar; phát triển các tên lửa đất đối không, tên lửa cho máy bay, có dẫn đường, tạo ra các vùng phòng không hiệu quả nhất".

Nó "nằm trong hệ thống phòng thủ trên không mang tên "Berkut", có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não quan trọng nhất tại cho Thủ đô Moscow.

Chủ trương của Liên-Xô từ tháng 3 năm 1951 nêu rõ, phải tạo ra hệ thống phòng không "Berkut" gồm: Radar trên mặt đất phải bảo đảm khả năng phát hiện máy bay ném bom của đối phương ở khoảng cách 200 km.

Trên mặt đất lắp đặt radar thứ cấp tự động phát hiện, bám sát các máy bay ném bom của địch, chỉ thị cho lực phòng không, trong đó có tên lửa, bảo đảm “khóa” máy bay đối phương ngay trong phạm vi từ 30 đến 35 km.

Radar dẫn bắn phải hướng dẫn tên lửa nhắm vào mục tiêu, trong  phạm vi từ 12 đến 15 km.


Một bệ phóng teeb kuwar S-25 Berkut.

Một bệ phóng teeb kuwar S-25 Berkut.

Về khí tài: Chế tạo đạn tên lửa phóng từ mặt đất có tổng trọng lượng 1.000 kg. Đầu đạn bảo đảm nổ phân mảnh khi bay gần mục tiêu (cận đích) ở khoảng cách 50-75 mét.

Vì thế, đầu đạn nổ phải đạt nặng 70 kg (chủ yếu thuốc nổ). Xác suất bắn trúng mục tiêu, bất kể ngày hay đêm phải đạt gần một trăm phần trăm.

Radar dẫn bắn, kiểm soát đạn tên lửa có định danh là A-100, được giao cho Bộ vũ khí (thiết kế trưởng L.Leonov).

Tên lửa đất đối không định danh B-300 giao cho Hiệp hội Lavochkin (OKB Lavochkin), trong đó động cơ tên lửa lỏng, theo hướng dẫn của Viện sĩ M. Isaev.

Lavochkin, một người Do Thái, nhà thiết kế máy bay nổi tiếng mang tên ông, sau là Thiếu tướng Viện sĩ. Đầu đạn tên lửa phân mảnh giao cho Viện sĩ Graphics Julia Gorelova.

Bây giờ nhìn lại, đầu thập kỷ 50 những chủ trương đó là rất cụ thể, định lượng rõ ràng, có địa chỉ đến từng đơn vị, từng cá nhân chịu trách nhiệm.

Quy mô phòng thủ trên không thực sự ấn tượng.

Hệ thống phòng thủ trên không "Berkut" cho Thủ đô Moscow được lãnh đạo đặt ra phải bao gồm hai vòng (cấp độ) bảo vệ. Vòng 1 khoảng 45 tới 90 km, tính  từ trung tâm. Vòng trong 22 đến 34 km.

Trên mặt đất bố trí radar B-200 và các vị trí tên lửa B-300, tổng cộng 56 hệ thống.

Mỗi khu vực sẽ chỉ huy 20 bệ phóng tên lửa, cùng lúc bảo đảm quản lý, tiêu diệt hơn 1.000 tình huống máy bay cùng lúc bay vào, từ tất cả các hướng. Bao gồm các máy bay địch ở độ cao từ 5 đến 25 km, bay với tốc độ lên đến 1000 km/h.

Phải tiêu diệt chúng, bất cứ lúc nào, bất kể ngày và đêm, bất kể điều kiện thời tiết. Thách thức đó không hề nhỏ.

Tạp chí VKO (Nga) viết: Để cảnh báo sớm máy bay đối phương và nhắm mục tiêu sớm nhất có thể, hệ thống cần 10 trạm A-100 dẫn bắn tầm xa ( được radar cảnh giới phát hiện trước khoảng 200 km từ thủ đô) và 4  trạm tầm ngắn hơn ( từ 25 đến 30 km).

Có nghĩa là, các yếu tố của hệ thống nằm trong vùng trời không chỉ Moscow, mà còn khu vực lân cận. Khái niệm “Vùng phòng không “ ra đời có lẽ từ đây.

Các kết nối thông tin liên lạc, hạ tầng trận địa phòng không, đường ra vào kiên cố cho tiếp đạn, sơ tán…phải hiện đại. Điều này sẽ yêu cầu các thiết kế và đơn vị xây dựng các công trình đặc biệt, như cơ quan xây dựng số 565 của Bộ Nội vụ Liên Xô tham gia.

Những rắc rối lớn đầu tiên là trọng lượng của tên lửa nhiên liệu lỏng B-300 nặng tới 3.900 kg. Sau khi phân tích bảo vệ con số giảm còn 3.400 kg.

Cấu hình cánh lái khí động học B-300 tranh cãi, sau thống nhất cấu trúc cánh lái kiểu "con vịt"(các cánh lái trên tầng đầu đạn)…

Hồi đó,tại trung tâm thiết kế có nhiều sinh viên mới tốt nghiệp, bằng sự lạc quan vốn có của tuổi trẻ, họ có thể giải quyết bất kỳ những nhiệm tính toán, đo vẽ, thực nghiệm khó khăn. Có 1 số nhiệm vụ khó dường như không thể vượt qua.

Chỉ cần 8 tháng, các hợp phần tên lửa "Berkut" đã được OKB Lavochkin hoàn thành phiên bản ban đầu. Trường bia quốc gia (GPC) đặt tại bãi thử Kapustin Yar, giáp Kazaxtan.

Ngày  16 tháng 12 năm 1951 các nhà sáng chế đã tiến hành ba loạt ra mắt tên lửa giai đoạn1(với 30 quả). Tới tháng 2 năm 1952 phóng tiếp (17 quả tên lửa) để xác định tính cơ động tối đa ở độ cao cao và thấp trong các quỹ đạo phức tạp của đạn.

Mùa hè 1952 tiếp tục tổ chức loạt thứ 5 và thứ 6, thử nghiệm các máy lái tự động,(hệ thống điều khiển tự động liên tục). Sau đó các tên lửa đã sẵn sàng thử nghiệm trong tổ hợp đồng bộ với trạm B-200.

Sự phát triển của trung tâm chỉ huy bắn B-200 có radar dẫn bắn,với hai tia hẹp quét tuyến tính 2 mặt phẳng thẳng đứng và ngang.

Marshal NĐYakovlev, khi đó là chủ tịch của Ủy ban nhà nước về các dựu án Phòng không không quân đã nói:"... Toàn bộ phức hợp B-200, B-300 là vũ khí mạnh mẽ, cần kíp trong cuộc đấu tranh chống lại những kẻ đánh bom hiện nay."

Marshal NĐ Yakovlev là người tiên lượng xa, ông có lý do để lo ngại, chỉ 3 năm sau, tới đầu năm 1956 tình hình “biên giới không phận” của Liên Xô bắt đầu xấu đi.

Phía Tây của khối Hiệp ước Warsaw và Liên Xô đã phải chịu đựng cuộc tấn công lớn của tình báo thám không tự động (Mỹ, Phương tây sử dụng bóng bay (ADA), trôi dạt trong khí quyển ở độ cao 15 đến 20 km.

Chúng bay theo dòng chảy khí lưu, khí quyển hướng từ tây sang đông.

Khối Warsaw đã huy động mọi lực lượng phương tiện vô tuyến (RTV) và máy bay chiến đấu của tất cả các nước, nhằm phát hiện và bắn hạ một phần cac trái bóng do thám. Bộ Ngoại giao Liên Xô nêu ý kiến phản đối tới Bộ Ngoại giao Mỹ.

Nhưng điều này báo trước một thực tế: Không gian các tầng, đặc biệt tầng cao đang bị hổng! Đây mới chỉ là sựu kiện khởi đầu. Nhiều điều nguy hại về tầng không bị xâm phạm, chắc chắn đang chờ đợi ở phía trước.


Đài nhìn vòng A-100 của tổ hợp tên lửa phòng không S-25.

Đài nhìn vòng A-100 của tổ hợp tên lửa phòng không S-25.

“Khai hỏa” thành công dòng tên lửa đầu tiên.

Thiết kế, thử nghiệm, tính toán…nói thì dài, nhưng ngày qua ngày, mọi công đoạn kỹ thuật, công nghệ đều dần ổn định, tiến về các con số tới hạn.

Tạp chí VKO (Nga), năm 2013 mô tả: Ngày 26 tháng 4 năm 1953, tin vui tại Liên bang Xô-Viết: Trung tâm chỉ huy B-200, sử dụng bệ phóng, đạn B-300, tạo thành hệ thống tên lửa phòng không Xô-Viết đồng bộ "Berkut" S-25 đã bắn rơi một máy bay mục tiêu Tu-4.

Đây là một sự kiện lịch sử, đánh dấu ngày “khai hỏa” thành công của dòng tên lửa phòng không Xô-Viết đầu tiên. Hệ thống tên lửa này còn bắn hạ 4 chiếc Tu-4 nữa.

Các đầu đạn đánh chặn “lực lượng tập kích đường không giả định” đã nổ cận đích mục tiêu trong cự ly từ 25 đến 30 m.

Sau cái chết của Stalin ngày 05 tháng ba năm 1953, Beria được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng, điều này cho phép “đồng chí ” Beria cảm thấy tự do hơn.

Chương trình "Berkut" vào thời điểm đó được phép sử dụng hơn 50 nhà máy của Bộ Công nghiệp Quốc phòng và các Bộ khác, xây dựng kế hoạch cho hai năm, với hơn 150.000 công nhân và các nhà kỹ thuật tham gia hệ thống này.

Beria lệnh phải đảm bảo sản xuất sao cho đến đúng mồng 1 Tháng Chín 1953, các nhà công nghệ  phải cho ra 56 trạm B-200 cùng 10 hạng mục tái trang bị cho bước sản xuất tiếp theo.  Nhưng…dự án bị “nhân tình thế thái” tầm vĩ mô chi phối.

Chỉ trong vài ngày, Khrushchev đã thuyết phục các nhà lãnh đạo khác, hỗ trợ Đảng chống lại Beria. Ngày 26 tháng 6 năm 1953, LP Beria và một số nhà lãnh đạo quân sự cấp cao đã bị bắt.


Đài nhìn vòng Oborona-14 5N84.

Đài nhìn vòng Oborona-14 5N84.

Sau đó, Tháng Bảy năm 1953, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Malenkov và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev có đơn đặt hàng cho các Liên hợp sản xuất, các nhà khoa học về tên lửa.

Nội dung phát triển thêm hệ thống phòng không của thành phố Leningrad như hệ thống "Berkut", có 36 trạm ở khoảng cách bảo vệ 50 km từ trung tâm bờ sông Neva cùng 5 trạm radar cảnh báo sớm, 3 vị trí kỹ thuật và một trung tâm chỉ huy.

Thời hiệu hoạt động của hệ thống mới này là cuối năm 1956.

Hệ thống "Berkut" lúc này được đổi tên là "Hệ thống 25", gọi tắt S-25. Một sự kiện mới lúc này, tháng 11 năm 1953, có quyết định mới của chính phủ, thành lập dự án CB-1 (do kỹ sư trưởng AA Raspletin) phụ trách.

Nhiệm vụ tồi thượng là phát triển hệ thống dẫn bắn tên lửa vô tuyến điện tử mới có tên S-75, giao cho OKB Lavochkin, cùng dự án kèm sản xuất đạn tên lửa cho hệ thống S-75 này, do PD Grushin, Phó Tổng công trình sư (thuộc OKB Lavochkin) phụ trách.

Không hiểu sao lúc này, "Hệ thống 25", bị chậm tiến độ hoàn thiện và bàn giao. Ngay cả việc xây dựng đường xá, doanh trại quân đội và các hạng mục khác cũng bị đình trệ.

Tuy vậy, trong tháng chín 1953 quân đội vẫn tích cực tham gia vào tất cả các công đoạn còn lại của hệ thống S-25. Nhưng họ phải  chứng minh tính hiệu quả của hệ thống này trong điều kiện khó khăn.

Tới Tháng Mười, thử nghiệm B-200, B-300 nâng cao. Từ đó rút ra kết luận phóng phát một và phóng 2 đến 3 tên lửa vào 1 mục tiêu, xem xác suất ra sao. Cũng như khoảng cách thời gian phóng hai đạn trong bao lâu thì tối ưu nhất.

Ngoài ra còn kiểm tra sự ảnh hưởng lẫn nhau của 4 kênh cùng một lúc thao tác ngắm, khóa, bắn.

Gennady Serov một chuyên gia hàng đầu của văn phòng Lavochkin cho hay, B-300 được tạo ra nhiều phiên bản đạn thử nghiệm "206", "207", "208", nhằm nâng cao hiệu quả.

Kết quả tốt nhất cho thấy các tên lửa "207A", được thiết kế động cơ buồng đơn, khả năng cơ động và độ chính xác cao trong mọi thời điểm trên quỹ đạo đạn bay. Nó còn có một đầu đạn mới, văng mảnh hai chiều.

Trong tháng mười một năm 1953, các tên lửa bắn thử, đã hạ cả ba mục tiêu chỉ một trận.

Nó cũng được thử nghiệm về khả năng phóng tên lửa vào các mục tiêu mô phỏng bay ở độ cao lên tới 22 km với tốc độ mục tiêu lên đến 1250 km/h, (khoảng 350 m/s). Đây là kết quả rất cao.

Răn đe, bảo vệ vùng trời 30 năm liên tục

Lúc này Liên-Xô có 4 quân đoàn phòng không đặc biệt (KOH), mỗi KOH bao gồm một 14 trung đoàn tên lửa phòng không (ZRP). 4 vùng chiến đấu được  phân ra: Phía Nam (1 KOH), phía Đông (6 KOH), phía Bắc 10 KOH ) và phía Tây (17 KOH).

Gennady Serov  cũng cho hay, kể từ khi "Hệ thống 25" hoàn tất, bàn giao cho quân đội, sử dụng hai loại tên lửa "205" và "207A".

Sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Zhukov và Tư lệnh Quân chủng Phòng không quân Biryuzov còn đề nghị cung cấp cho mỗi trung đoàn 8 đến 12 bệ phóng loại tên lửa mới S-75. Những sự kiện sau đó cho thấy, đây là đề nghị chính xác.

Nếu không câu chuyện bắn máy bay do thám U-2 của Mỹ xâm phạm không phận tỉnh Sverdlovsk năm 1960 sau đó không biết sẽ xuay sang chiều hướng nào.

Chính thức ngày 20 tháng 5 năm 1960 người ta tiếp tục thử nghiệm “hệ thống 25” phiên bản hiện đại hóa giai đoạn II. Nó được mở rộng phạm vi phóng hạ các mục tiêu tốc độ tới 2000-3700 km/h.

Cuối năm 1960 “hệ thống 25”  "Berkut" S-25 đã gần như đạt đến đỉnh cao về tính năng. S-25 tham gia trực phòng không, mãi tới năm 1983, S-25 đã hoàn thành sứ mệnh thật vẻ vang. Các bệ phóng cố định được tháo dỡ.


Vị trí các trung đoàn hoả lực của Hệ thống-25.

Vị trí các trung đoàn hoả lực của Hệ thống-25.

S-25 đã bảo vệ bầu trời liên bang, tuy chưa bắn hạ máy bay đối phương, nhưng đã răn đe mạnh mẽ không quân thù địch trong gần 30 năm.

Không nghi ngờ gì, giờ đây, lực lượng phòng thủ không gian của Nga, tiếp nối Liên-Xô có sức mạnh đứng đầu thế giới.

Với hệ thống nhiều lớp radar kiểm soát không gian vững chắc, hệ thống hỏa lực nhiều tầng, phản ứng nhanh, trong đó phải kể đến các tên lửa cự phách, Mỹ và NATO từng nể phục như: S-75, S-125, S-200, S-300, S400 và tương lai gần là S-500.

Nhớ về mẫu vũ khí sinh ra trong thập kỷ 50, từ những tháng năm đầu tiên gian khó, “hệ thống 25” , "Berkut" S-25 là một kết quả phát triển tên lửa phòng không tuyệt vời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại