Căng thẳng Nga - Ukraine: Dự án tên lửa Dnepr có nguy cơ đổ vỡ

Tình hình chính trị căng thẳng giữa Nga và Ukraine có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp tác phóng vệ tinh.

Dự án tên lửa Dnepr hợp tác giữa Nga và Ukraine có thể sẽ trở thành nạn nhân mới nhất của cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Đây là chương trình phóng tàu vũ trụ thương mại lên quỹ đạo nhờ một loại tên lửa được phát triển trên nền tảng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) SS-18.

Ukraine: Nếu Nga tấn công hạt nhân... Ukraine: Nếu Nga tấn công hạt nhân...

Viện nghiên cứu vũ khí và thiết bị quân sự Ukraine đưa ra những nhận định về khả năng Nga tấn công hạt nhân quy mô nhỏ vào Ukraine.

Nhưng ngày 9/10, một nguồn tin cấp cao từ ngành công nghiệp tên lửa Nga đã nói rằng lợi ích kinh tế, chính trị và quân sự của Nga không thích hợp để tiếp tục dự án Dnepr.

Dự án Dnepr bắt đầu từ cuối những năm 1990, khi nhu cầu dùng ICBM cùng với mong muốn phóng vệ tinh thương mại lên quỹ đạo gần trái đất. Cho tới nay, các doanh nghiệp Ukraine đã tiến hành các dịch vụ kĩ thuật cho tổ hợp tên lửa.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã hạ lệnh ngừng mọi hợp tác quân sự giữa Ukraine và Nga. Hiện vẫn chưa rõ lệnh cấm sẽ ảnh hưởng tới mức nào đến dự án tên lửa Dnepr, tuy không phải là dự án quân sự nhưng lại dựa trên công nghệ quân sự.

ẢNH: Thăm nhà máy chế tạo siêu tăng T-64BM Bulat của Ukraine ẢNH: Thăm nhà máy chế tạo siêu tăng T-64BM Bulat của Ukraine

Nhà máy Malyshev (Kharkiv) là nơi chế tạo các loại xe tăng, xe bọc thép lớn nhất của Ukraine hiện nay.

Tổng giám đốc Cơ quan Thiết kế Yuzhnoye của Ukraine Sergei Boita nói với truyền thông Nga rằng thời điểm này dự án có thể tiếp tục nhưng cần có thay đổi. “Có một điều cấm kỵ trong ngành tên lửa đạn đạo quân sự…

Chúng tôi đang làm việc trong một không gian hòa bình, có những khó khăn nhưng vẫn đang hoạt động.” Ông ước tính mỗi năm, những thay đổi gây ra tổn thất cho Yuzhnoye khoảng 200 triệu USD.

Cơ quan vũ trụ Nga không thực sự quan tâm đến tổn thất của đối tác Ukraine. Nhiều chuyên gia ngành công nghiệp Nga nói rằng các công ty Nga cũng tham gia vào kế hoạch duy trì ICBM và Cơ quan Thiết kế tên lửa quốc doanh Makeyev có thể tạo nên những cuộc trao đổi phóng tên lửa mới.

Phó giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga nói: “Chúng tôi đã xem xét các nguồn lực cần thiết và các tài liệu. Doanh nghiệp của chúng tôi cũng là một doanh nghiệp phát triển và nếu có từ chối, chúng tôi sẽ hủy hợp đồng với Ukraine và chuyển mọi công việc về Nga.”

Việc phóng tên lửa thương mại sẽ được tiến hành theo kế hoạch. Cuối tháng 10/2014, Dnepr dự kiến sẽ đưa 5 vệ tinh do thám của Nhật vào quỹ đạo và vào tháng 6/2015 là 2 tàu vũ trụ Iridium NEXT thế hệ tiếp theo của Mỹ. Chi phí cho mỗi lần phóng vào khoảng 30-35 triệu USD, nhưng việc phân chia doanh thu giữa các bên vẫn còn là bí mật.

Tình hình chính trị có thể sẽ là một lý do hợp lý để phía Nga tìm kiếm những lựa chọn thân thiện môi trường hơn cho dự án Dnepr. Tên lửa Dnepr, Cosmos, Cyclone và Rokot đều sử dụng nhiên liệu rắn. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga đã nói rõ rằng trong tương lai, họ sẽ chỉ dùng tên lửa năng lượng sạch để phóng vệ tinh phát sáng. Loại tên lửa mới này sẽ được tiến hành xây dựng trên cơ sở tên lửa Soyuz-2.1b (do Trung tâm tên lửa vũ trụ tại Samarskoye triển khai), và Angara-1.2 (Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất quốc gia Khrunichev).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại