Tờ báo Military-Industrial Courier có trụ sở tại Nga đưa tin, việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự cho thấy, nước này đang muốn lan tỏa lực lượng của mình ra khắp thế giới.
Với việc không có mạng lưới căn cứ quân sự dày đặc và hạm đội tàu sân bay như Mỹ, việc mở rộng lực lượng trên phạm vi toàn thế giới dường như là không thể xảy ra trong tương lai gần.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã biết được điểm yếu của mình và đang nỗ lực phát triển các loại tàu sân bay mới. (Ảnh: Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh)
Theo tờ báo Nga, việc đánh giá sức mạnh hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc nhất định phải lưu ý đến việc đến nước này hiện chỉ có duy nhất một chiếc có tên Liêu Ninh, được mua và cải tiến từ Ukraine.
Trung Quốc đã trang bị cho chiếc tàu này các hệ thống vũ khí, radar và phòng không, cũng như động cơ do mình tự chế tạo.
Hệ thống giám sát chính của tàu Liêu Ninh là hệ thống radar mảng pha điện tử chủ động giống với Hệ thống Chiến đấu Aegis của Mỹ.
Hệ thống phòng thủ của tàu sân bay này bao gồm 4 vũ khí tầm gần Type 1130 và 4 hệ thống phòng không FL-3000N với 18 ống phóng, có khả năng khai hoả được 72 tên lửa cùng lúc.
Theo ước lượng, hệ thống phòng không của Trung Quốc có thể tiêu diệt được từ 4 đến 5 tên lửa, tuy nhiên, nếu bị các hệ thống điện tử của đối phương can thiệp, mức độ chính xác sẽ giảm xuống còn khoảng 30 đến 70%, do đó nó sẽ chỉ hạ được từ 3 đến 4 tên lửa.
Liêu Ninh có thể có chứa được khoảng 60 máy bay, trong đó 40 chiếc là chiến đấu cơ Shenyang J-15 "Flying Shark" và khoảng 20 chiếc là trực thăng chống tàu ngầm Kamov Ka-27. Số lượng máy bay có thể cùng cất cánh từ Liêu Ninh đạt vào khoảng 16 chiếc, tương đương tàu Admiral Kuznetsov của hải quân Nga.
Khi được triển khai một mình, Liêu Ninh có thể theo dõi được các mục tiêu chính trong phạm vi từ 200 đến 600km nếu ở trên mặt nước, và khoảng 60 đến 80km đối với mục tiêu dưới biển.
Theo Military-Industrial Courier, trong thực chiến, tàu sân bay Liêu Ninh có thể tiêu diệt được từ 3 đến 5 hạm đội hải quân trong một ngày, trong khi đó, việc chưa có các thiết bị xác định mục tiêu hiệu suất cao cũng khiến các chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh hoạt động kém hiệu quả hơn.
Trước đó, tạp chí Military Parade có trụ sở tại Moscow dẫn lời nhà phân tích quân sự Nga, ông Konstantin Sivkov cho biết, ngay cả khi Trung Quốc tăng cường phát triển hạm đội tàu sân bay nội địa thì họ cũng không thể chiến thắng được hải quân Mỹ trong những trận chiến tương lai.
Ông Sivkov cho biết, Trung Quốc đã trang bị thành công các thiết bị hiện đại do chính mình chế tạo trên tàu Liêu Ninh.
Một radar Type 382 Sea Eagle S/C sẽ cho phép tàu Liêu Ninh có thể dò tìm được 10 mục tiêu cùng lúc, ngoài ra, tàu sân bay này còn bổ sung thêm các bảng radar mảng pha điện tử cho phép nó có được khả năng phòng không giống với tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Tuy nhiên, ông Sivkov nhận định rằng, hệ thống phòng không của Trung Quốc chỉ có thể đánh chặn được từ 4 đến 5 tên lửa chống hạm của Mỹ.
Dưới những đợt tấn công điện tử, hiệu quả của hệ thống phòng không Trung Quốc thậm chí sẽ sụt giảm còn khoảng 30 đến 70%. (Ảnh trong bài là tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc)