Tờ Daily Mail (Anh) cho hay, nói đến sức mạnh quân sự, vũ khí lớn nhất của Mỹ là hạm đội khổng lồ gồm các tàu sân bay thực hiện nhiệm vụ tuần tra khắp thế giới và có thể phản ứng trước các sự cố chỉ trong vài giờ từ các vùng biển quốc tế.
Không quốc gia nào trên thế giới duy trì hạm đội tàu sân bay lớn như Mỹ. Điều này mang lại cho Washington một lợi thế vô cùng chắc chắn.
Hiện Mỹ có 10 siêu tàu sân bay trong biên chế, thêm 2 chiếc đang hoàn thiện và 1 chiếc khác đang được lên kế hoạch đóng.
Trong khi đó, một số ít quốc gia đủ tiền đầu tư vào tàu sân bay thường chỉ duy trì một chiếc, nhiều nhất là 2 chiếc tàu này.
Những bức ảnh dưới đây cho thấy các tàu sân bay Mỹ đã thay đổi qua nhiều năm, từ một trong những chiếc đầu tiên được hạ thủy năm 1920 tới siêu tàu sân bay hiện đại:
USS Langley, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ, với 8 máy bay quân sự trên boong, trong một màn phô diễn sức mạnh hải quân ngoài khơi Baltimore. Con tàu được hoàn thiện vào năm 1920.
Tàu tuần dương USS Santa Fe di chuyển kế bên tàu sân bay USS Franklin lớp Essex sau khi Franklin bị tấn công bởi một chiếc máy bay ném bom bổ nhào của Nhật Bản, khiến 724 thủy thủ thiệt mạng vào tháng 3/1945.
Boong tàu sân bay USS Saratoga chật kín người khi con tàu di chuyển qua sương mù, hướng về phía Cầu Cổng Vàng, San Francisco ngày 13/9/1945.
Tàu sân bay USS Midway ngoài khơi Okinawa năm 1951.
Tàu sân bay USS Saipan năm 1956. Sau khi được đưa ra khỏi biên chế năm 1997, con tàu lớp Tawana này đã bị tháo dỡ lấy kim loại.
Tàu sân bay USS Princeton ngoài khơi Seattle, Washington. Princeton đã bị chìm trong Thế chiến II.
Trong ảnh là tàu sân bay USS Independence. USS Independence được Mỹ sử dụng trong thế chiến II và sau đó được dùng làm mục tiêu trong thử nghiệm hạt nhân.
Tàu sân bay USS Hornet. Chiếc tàu sân bay lớp Essex này về sau đã được chuyển đổi thành bảo tàng ở Alameda, California.
Một thủy thủ (bên trái) trên boong tàu sân bay USS Ranger đang ra hiệu trong lúc chiếc Skyraider được đặt trên máy phóng; các thủy thủ khác tiến hành kiểm tra lần cuối. Bức ảnh chụp ngày 24/3/1965.
Hình ảnh tàu sân bay USS Wasp bốc cháy sau khi bị trúng 3 quả ngư lôi từ tàu ngầm I-19 của Nhật Bản trên biển Coral ngày 15/9/1942.
Các thành viên phi đội đứng quanh một cặp máy bay chiến đấu F-4 Wildcat trên một chiếc tàu sân bay không rõ tên của Mỹ (có thể là tàu USS Ranger) vào đầu những năm 1940.
Một phi công từ boong tàu sân bay USS John F Kennedy được kéo lên trong một cuộc tập trận vào ngày 26/2/2002.
Trực thăng HH-60H Seahawk thuộc phi đoàn trực thăng săn ngầm 5 (HS-5) bay ngang qua tàu sân bay USS John F Kennedy khi con tàu tiến vào Địa Trung Hải ngày 23/2/2002.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN 72) lớp Nimitz ngoài khơi San Diego ngày 10/11/2005.
Sấm chớp nổi lên khi tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) lớp Nimitz đi qua vịnh Ả Rập vào ngày 28/3/2007.
USS Kitty Hawk (CV 63) rời khỏi Yokosuka, Nhật Bản vào ngày 28/5/2008.
Tàu sân bay USS Saratoga chuẩn bị cho chuyến hải trình cuối cùng từ căn cứ hải quân Newport tới cơ sở phá dỡ tàu chiến cũ ở Brownsville, Texas ngày 21/8/2014.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) rời căn cứ hỗn hợp Trân Châu Cảng – Hickam ngày 3/8/2014 sau khi tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).
Tiêm kích F/A-18E Hornet được triển khai bằng máy phóng trên tàu sân bay USS Enterprise ngày 26/9/2012.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) rời căn cứ hải quân Norfolk để thực hiện đợt triển khai theo kế hoạch hôm 11/3/2015.
Các thủy thủ và lính thủy đánh bộ Mỹ trên boong tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, lớp Nimitz hôm 11/3/2015.
Tàu sân bay USS Ranger (CV 61), lớp Forrestal đã bị loại biên. Con tàu được kéo từ thành phố Bremerton, tiểu bang Washington tới cơ sở phá dỡ tàu chiến cũ tại Brownsville, Texas từ ngày 5/3/2015.
Đây là chiếc tàu sân bay từng tham gia chiến tranh Việt Nam, Chiến dịch Bão táp sa mạc.
Cầu vồng trên tàu sân bay USS John C. Stennis ngày 3/2/2015.